Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rong câu chân vịt
Tên Latin: Hydropuntia eucheumoides
Họ: Rong câu Gracilariaceae
Bộ: Rong giga Gigartinales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RONG CÂU CHÂN VỊT

RONG CÂU CHÂN VỊT

Hydropuntia eucheumoides (Harvey) Gurgel & Fredricq, 2004.

Gracilaria eucheumoides Harvey, 1859;

Eucheuma edule (Kuetz.) Tseng, 1935.

Họ: Rong câu Gracilariaceae

Bộ: Rong giga Gigartinales

Đặc điểm nhận dạng:

Rong hình phiến dẹt, dày, chất sụn cứng, mọc bò, dài 5 - 15 cm, rộng 3 - 5 mm hay hơn, chia nhánh không theo qui tắc hoặc theo kiểu lông chim, đôi khi mọc chuyền, dài đến 1 cm. Các nhánh dẹt, không có nhánh hình trụ; ở các phía đối diện của nhánh hoặc đôi khi trên bề mặt hình thành các mầm gai ngắn; ở mép nhánh dẹt có các răng cưa hoặc u lồi nhọn, dài 1 - 1,5 mm. Giữa hai nhánh kề nhau có các mấu lồi liên kết. ở mặt dưới các nhánh dẹt bò có các mấu bám. Mặt cắt ngang phần biểu bì gồm 2 - 3 hàng tế bào nhỏ, chứa sắc tố; phần lõi gồm các tế bào to, đường kính 120 - 280 micro m, vách tế bào mỏng. Túi quả bào tử phát triển lồi lên trên bề mặt của tản rong không hoặc có mỏ ngắn; túi bào tử bốn cắt theo dạng bậc thang.

Sinh học và sinh thái:

Rong mọc thành đám, bò lan trong các kẽ đá và các tảng san hô chết, ở vùng triều thấp đến độ sâu 1 - 2 m. Phát sinh vào tháng 12, tháng 1, mọc tốt nhất từ tháng 4 đến tháng 7, phát triển rất kém vào mùa mưa lũ (tháng 8 - 10). Tái sinh dinh dưỡng là chủ yếu.

Phân bố:

Trong nước: Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc: Hải Vân), Đà Nẵng (quần đảo Hoàng Sa), Quảng Ngãi (Mộ Đức, Lí Sơn), Bình Định (vịnh Qui Nhơn, Hưng Lạc), Phú Yên (vịnh Xuân Đài), Khánh Hoà (vịnh Nha Trang, quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận (Phan Rang: Sơn Hải, Mĩ Hoà, Thái An), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc).

Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia.

Giá trị:

Thực phẩm, nguyên liệu chế biến agar, axit béo, lipids, chất khoáng, chất sinh trưởng thực vật (auxin, cytokinin, gibberellin), các sắc tố (caroten, chlorophin a, d, lutein, phycocyanin, phycoerythrin, zeaxanthin, đường (đơn, đa), tinh bột, protein, funoran furcellarin, galactan; làm mồi câu cá, làm phân bón (cho cây dừa, cà phê); làm thuốc trừ sâu; dược liệu (rối loạn tiêu hoá, đường ruột, lợi tiểu, chữa ho, tức ngực, bệnh phổi, bệnh dạ dày, đường ruột).

Tình trạng:

Mặc dù loài phân bố tương đối rộng, nhưng là đối tượng khai thác mạnh mẽ, thường xuyên làm cho số lượng cá thể và sản lượng tự nhiên giảm sút nhiều.

 Phân hạng: EN A1a,c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Chọn một khu để bảo vệ nguyên vẹn ( ví dụ khu Sơn Hải, Phan Rang tỉnh Ninh Thuận). Tổ chức khai thác hợp lí có mức độ ở các khu khác.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 542.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rong câu chân vịt

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này