New Page 1
RONG CHÂN VỊT
NHĂN
Cryptonemia undulata Sond.
Họ: Rong chủn Grateloupiaceae
Bộ: Rong chủn Grateloupiales
Đặc điểm nhận dạng:
Tản rong mọc thành bụi rậm, bàn bám hình thành ở phần gốc của
thân chính, có hình đế giầy. Thân chính có dạng trụ tròn, chia nhánh, phần trên
mỗi nhánh loe rộng thành phiến. Phiến chia nhánh chạc hai giả, tất cả các thuỳ
sắp xếp trên cùng một mặt phẳng và dài bằng nhau, đầu thuỳ tù hoặc tròn. Rong có
màu hồng lục hay lục thẫm, cao 5 - 7 cm, dày 100 - 170 . Nhìn từ bề mặt tế bào
có hình tròn. Cắt ngang thân: phần giữa gồm các sợi rễ không màu và một chuỗi
các tế bào hình trụ cài rối vào với nhau, lớp vỏ gồm 3 - 4 hàng tế bào hình bầu
dục hay hình tròn, vách dày. Ngoài cùng là những tế bào tròn nhỏ có chứa chất
màu. Túi bào tử bốn cắt thành hình chữ thập hình thành trên khắp bề mặt của
phiến. Túi quả bào tử vùi trong lớp vỏ và hơi nhô lên ở một mặt của rong.
Sinh học và sinh thái:
Rong mọc bám trên đá,trên san hô chết hoặc bám trên vỏ động vật
thân mềm (vỏ hàu, hà), ở phần trên của vùng dưới triều. Rong thường bắt đầu xuất
hiện vào cuối mùa thu đầu mùa đông, phát triển tốt nhất vào các tháng 4 - 5.
Sang mùa hè, mùa thu nước mưa từ các sông Văn úc, Lạch Tray, sông Thái Bình chảy
ra, làm giảm độ muối, đồng thời nhiệt độ nước biển tầng mặt ven bờ tăng cao
(trên 30oC), rong bắt đầu tàn lụi.
Phân bố:
Trong nước:
Hải Phòng (Đồ Sơn, Hòn Dấu).
Thế giới:
Malaixia, Ôxtrâylia.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm. Làm thực phẩm.
Tình trạng:
Rong chân vịt nhăn thuộc chi Cryptonemia đơn loài ở Việt
Nam. Điểm phân bố của loài ở Đồ Sơn ( Hải Phòng), đến nay không tìm thấy nữa.
Chúng chỉ còn phân bố ở Hòn Dáu (Hải Phòng) trên diện tích rất hẹp, lại bị đe
doạ do môi trường sống bị phá huỷ ( vỏ hàu, hà bị đập nát để lấy thịt).
Phân hạng:
CR A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
(1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R). Bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên
ở Hòn Dáu và tổ chức nuôi trồng thử.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 542.