New Page 1
RONG ĐẠI BÒ
Codium repens
(Crouan)
Vickers
Họ: Rong đại Codiaceae
Bộ: Rong siphon Siphonales
Mô tả:
Rong mọc bò lan, kết thành
ừng đám, quấn vào nhau rậm rạp và bám bằng rễ giả mọc từ mặt dưới của thân bò.
Thân hình trụ, phân nhánh kiểu chạc hai kép đều hoặc không đều, dài 5 - 8cm,
đường kính 2 - 4mm. Túi sợi đồng hóa hình chùy hay tròn, đỉnh bằng, dài 140 -
220 mm.
Túi phôi tử thường có 1 - 2 cái hình thành trên mỗi túi sợi đồng hóa.
Sinh học:
Rong thường bắt đầu xuất
hiện vào các tháng 11 - 12, mọc tốt vào tháng 4 và tàn lụi vào tháng 7 hàng năm.
Nơi sống và sinh thái:
Thường mọc thành từng đám
trên các tảng đá có lẫn cát và hải miên thuộc vùng triều thấp và phần trên của
vùng dưới triều.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Ninh (Hải
Ninh: đảo Vĩnh Thực), Hải Phòng (cát hải: đảo Cát Bà).
Thế giới: Trung Quốc, Nhật
Bản, Vùng biển Caribê, Braxin, Xrilanca.
Giá trị:
Có thể dùng chiết
axitkainic, một thành phần của thuốc giun sán.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Loài vốn phân bố
hẹp, lại bị đe dọa tuyệt chủng vì phá hủy môi trường sống.
Cách đây 25 năm
(1975) tại Khoăn Bèo, đảo Cát Bà loài rong đại bò đã phát trển dày đặc và chiếm
ưu thế. Nhưng vào các năm 1981 - 1985 khi xây dựng cầu cảng và kè chắn sóng cho
khu bơi, tắm, rất nhiều tảng đá đã bị dọn đi làm cho bào tử của không còn vật
bám để cố định và phát triển thành bụi rong mới.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Rải đá tăng vật bám cho rong
(ít nhất phục hồi số lượng vật bám tự nhiên cũ). Mở rộng khu phân bố bằng cách
di giống vào trồng ở các vùng ven biển khác thích hợp nhằm bảo vệ nguồn gen. Khi
đánh bắt các loài hải sản khác tuyệt đối không được dẫm nát và phá hủy môi
trường sống của chúng.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam - trang 437.