Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nấm có vòng
Tên Latin: Pleurotus sajor - caju
Họ: Nấm nhiều lỗ Polyporaceae
Bộ: Nấm mỡ Agaricales 
Lớp (nhóm): Nấm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẤM CÓ VÒNG

NẤM CÓ VÒNG

Pleurotus sajor - caju (Fr.) Singer.

Lentinus sajor - caju Fr.

Họ: Nấm nhiều lỗ Polyporaceae

Bộ: Nấm mỡ Agaricales

Đặc điểm nhận dạng:

Mũ nấm dạng phễu, rộng 3 - 13 cm. Lúc non mềm - dai, sau trở nên chắc - rắn có màu trắng - xám, nâu vàng hay hơi xám đến nâu xám, có hoặc không có lông tơ mịn, đôi khi có vảy nhỏ, mép hơi cong vào trong, nhiều khi lượn sóng, khi già bị xé rách. Thịt nấm màu trắng, mỏng, ở trên cuống thịt dầy lên. Phiến nấm men xuống, xếp xít nhau, mỗi cm có tới 40 - 50 phiến, rộng 0,5 - 3 mm, màu trắng đến hơi vàng. Cuống nấm hình trụ, ở trung tâm hoặc lệch tâm đến ở bên, dài 0,5 - 2,5 cm, dày 6 - 12 mm, có màu trắng hay đồng màu với mũ nấm, có bao riêng điển hình. Sợi nấm có hai loại, không có khoá. Đảm hình chùy, kích thước 15 - 20 x4 - 4,5 mm. Bào tử hình trụ, hẹp, kích thước 6 - 8 x 1,8 - 2,2 mm, nhẵn, trong suốt không có dạng tinh bột.

Sinh học, sinh thái:

Nấm thường xuất hiện từ tháng 4 - 10, mọc đơn độc hoặc thành cụm trên gỗ mục ở trong rừng.

Phân bố:

Trong nước: Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc: Lăng Cô)

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Châu Đại Dương, Châu Phi.

Giá trị:

Loài nấm ăn ngon, đã được nhân dân thu hái dùng làm thực phẩm

Tình trạng:

Cả rừng nguyên sinh và thứ sinh đều gặp. Tuy nhiên, do diện tích phân bố ngày càng bị thu hẹp, số lượng cá thể giảm do nơi sống liên tục bị tàn phá. Nên có nguy cơ bị tiêu diệt.

Phân hạng: EN A1c, D1

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Để bảo vệ, cần được nghiên cứu để nuôi trồng giống nấm phếu có vòng của Việt Nam. Đây là loài cho năng suất cao và có giá trị dinh dưỡng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 461.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nấm có vòng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này