NẤM TÁN ĐỘC TRẮNG
NẤM
TÁN ĐỘC TRẮNG
Amanita verna
(Bull. ex Fr.) Pers. ex Witt., 1783
Agaricus bulbosus
F. Vernus Bull., 1780
Amanita virosa
Secr., 1833
Amanita verna
(Bull.) Lam., 1783
Họ:
Nấm tán Amanitaceae
Bộ:
Nấm mỡ Agaricales
Đặc điểm nhận
dạng:
Mũ nấm màu trắng,
gần tâm hơi có màu nâu đất thó, khi non có hình trứng nhọn đầu đến dạng chuông,
khi già trải phẳng dạng tán, hơi nhớt khi trời ẩm, đường kính từ 5,5 - 8,5 cm.
Thịt nấm màu trắng có mùi dịu. Phiến tự do, màu trắng. Cuống ở giữa, màu trắng,
lúc non đặc, sau rỗng, dài 4 - 9 cm, rộng 10 - 20 mm. Bao riêng màu trắng, sát
vào cuống, mỏng, dai. Bao chung màu trắng dạng màng, mỏng, có dạng đài điển
hình. Bào tử màu trắng, hình bầu dục hoặc trái xoan đến gần hình cầu, kích thước
8 - 9,5 x5 - 6 mm,
nhẵn, trong suốt, có dạng tinh bột. Đảm dạng chuỳ, cỡ 33 - 45 x7 - 8 mm,
không màu, không có liệt bào.
Sinh học, sinh
thái:
Nấm thường mọc
thành đám, trên đất, trên bãi cỏ tháng 4 - 9, ở những nơi có nhiều ánh sáng.
Phân bố:
Trong nước:
Yên
Bái (Trạm Tấu), Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Lâm Đồng.
Nước ngoài: Châu á,
Châu Âu, Bắc Mỹ.
Giá trị:
Loài nấm độc, đã
gây ra những vụ độc chết người. Gần đây ở các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ,
Hải Dương, đặc biệt ở Yên Bái có trường hợp cả gia đình chết. Tuy nhiên đây lại
là một trong những đối tượng được y học chú ý để tìm nguồn thuốc chữa những bệnh
nan y từ các độc tố của chúng.
Tình trạng:
Nơi cư trú ngày
càng bị thu hẹp, nên môi trường sống ngày càng bị giới hạn, số lượng cá thể ngày
càng ít, rất có nguy cơ bị tiêu diệt.
Phân hạng:
VU A1a,c
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Nhân dân vùng nông thôn và miền núi cần được hướng dẫn để không
thu hái nhầm lẫn.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 457.