New Page 1
KHUYẾT LÁ
THÔNG
Psilotum nudum
(L.)
Griseb., 1805
Lycopodium nudum
L., 1753
Hoffmannia aphylla
Willd., 1789
Bernhardia antillarum
Müll.Berol., 1856
Họ: Khuyết lá thông Psilotaceae
Bộ: Khuyết lá thông Psilotales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ sống lâu năm, sống bám,
cao 20 - 60cm, không có rễ mà chỉ có rễ giả và có bộ phận hấp thụ dạng lông.
Thân rễ dài bò, cành nhánh phát triển theo lối phân đôi, đứng hoặc rủ xuống, màu
xanh lục. Cánh nhỏ, có tiết diện 3 cạnh, có lỗ khí, màu trắng dày đặc. Lá rất
nhỏ, do bị thoái hóa, dai, có tầng chất sừng, không có lỗ khí, mặt lồi lõm không
đều. Có ổ bào tử hình cầu, có cuống ngắn, mọc ở nách lá, 3 ô, nứt dọc. Lá bào tử
hình trứng rộng, 2 ngả.
Sinh học, sinh thái:
Sống bám phụ sinh
trên cây gỗ và trong các hốc đá, ở độ cao 200 - 2.000 m, ở trong hay ven rừng. Tái sinh bằng bào tử và thân
rễ.
Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Bắc Hà),
Cao Bằng (Nguyên Bình: núi Pia Oắc), Lạng Sơn (Hữu Lũng: làng Mẹt), Vĩnh phúc
(Phú Hộ), Hà Nội), Hà Tây (Mỹ Đức, Chùa Hương), Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa
(Ngoại Thon), Quảng Nam - Đà Nẵng (Đà Nẵng: Liên Chiểu), Gia Lai (An Khê: Sơ
Nglang), Ninh Thuận (Ninh Phước: Cà Ná). Nha Trang (Hoàn Bà).
Thế giới: Nam Triều Tiên,
nam Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Còn có nhiều ở miền nam nước Mỹ, đảo
Becmuda, New Zeland.
Giá trị:
Nguồn gen qúy, hiếm và độc
đáo vì là loài thực vật còn sót lại. Dáng cây đẹp, có thể trồng làm cảnh. Toàn
cây ngâm rượu, uống trị tổn thương do bị đánh đập, thổ huyết và một số bệnh
khác.
Tình trạng:
Biết không chính xác. Có thể
đẽ dọa bị tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị tàn phá, thu hẹp nhanh
chóng.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Là đối tượng bảo vệ trong hệ
sinh thái tự nhiên của một số khu rừng cấm, một số vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên. Cần đưa trồng làm cảnh như ở Nhật Bản.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam - phần thực vật - trang 424.