THÔNG TRE LÁ NGẮN
THÔNG
TRE LÁ NGẮN
Podocarpus pilgeri
Foxw, 1907
Podocarpus
brevifolius
(Stapf) Foxw, 1911
Podocarpus
neriifolius
D. Don var brevifolius Stapf, 1894
Họ: Kim giao Podocarpaceae
Bộ:
Kim giao Podocarpales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, nhiều
khi lùn, dạng bụi, thường xanh, ít khi cao đến 10 - 15 m. vỏ cây mỏng, màu vàng
xám. Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục mác, dài 1,5 - 5cm,
rộng 0,3 - 1,2cm, mép lá nguyên, tròn tù, đôi khi nhọn đầu. Cây khác gốc. Nón
đực đơn độc hay chụm hai, hình trụ dài 1,5 - 5cm, gần không cuống. Nón cái mọc
đơn độc ở nách lá, có Cuống dài 3 - 13mm. Hạt hình cầu, đường kính 7 - 10mm. Đế
hạt dài 7 - 12mm.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong rừng
rậm nhiệt đới thường xanh hoẵc rừng lùn ở đỉnh núi và dông, ở độ cao khoảng 500
- 1600 m. Cây mọc rải rác dưới tán rừng Thông pà cò Pinus kwangtungensis,
rừng Pơ mu Fokienia hodgingsii. Trên sườn núi đá vôi, hay một số loại đá
khác. Hạt chín mỗi năm 2 lần, đầu tháng 1 là vụ chính, tháng 6 là vụ phụ. Tái
sinh bằng hạt tương đối khả quan.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai, Hà Giang (Đồng Văn), Quảng Ninh (Đông Triều: Yên Tử), Hoà Bình (Mai Châu:
Pà Cò), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).
Nước ngoài: Trung
Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông), Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Philippin,
Niu Ghinê.
Giá trị:
Gỗ màu nâu đỏ
nhạt, thớ thẳng, mịn, hơi cứng, vòng sinh trưởng có vân hoa khá đẹp.
Tình trạng:
Loài hiếm, do
loài này chỉ phân bố ở một vài điểm hạn chế với số lượng cá thể ít.
Đề nghị biện
pháp bảo vệ:
Bảo vệ nguyên vẹn
trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên của các khu rừng Đồng Văn, Pà Cò, Yên Tử và
Vườn quốc gia Phú Quốc.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2016 - phần thực vật - trang 413.