Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoàng đàn giả
Tên Latin: Dacrydium pierei
Họ: Kim giao Podocarpaceae
Bộ: Kim giao Podocarpales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOÀNG ĐÀN GIẢ

HOÀNG ĐÀN GIẢ

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook, 1930

Juniperus elata Roxb.

Dacrydium pierrei Hickel, 1930

Họ: Kim giao Podocarpaceae

Bộ: Kim giao Podocarpales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to, thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính thân 80 - 90 cm. Lá 2 dạng: lá cây non và cành phía dưới cây to hình mũi khoan, thường hơi cong, dài 1,5 - 2cm, lá của cành phía trên cây to và lá già tương đối ngắn, hình mũi khoan dạng vây, cong vào trong, dài 3 - 5mm, lưng có gờ dọc, đầu nhọn tù. Cây mang hoa đơn tính, khác gốc. Nón đực hình trụ ngắn ở nách lá. Nón cái đơn độc ở đầu cành hay gần đầu cành, gốc có vài lá bắc. Hạt không cuống, hình trứng, nằm ngang trong áo bọc hình cốc, chất thịt, dài 4 - 5mm, khi chín nâu đỏ hay đỏ nâu.

Sinh học, sinh thái:

Mùa nón vào tháng 3, mùa hạt chín từ giữa tháng 10 đến tháng 11. Khả năng tái sinh khác nhau: trên đất xương xẩu (Tuyên Hóa: Lê Hóa) tái sinh rất khỏe, nhưng trên đất bazan màu mỡ (K’Bang: Kon Hà Nừng) tái sinh rất kém. Nhiều nơi không có sự tái sinh. Mọc rải rác hay từng đám trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 500 - 1.200 m..

Phân bố:

Trong nước: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh (Đông Triều: núi Yên Tử), Hà Tĩnh (Hương Khê: núi Cù Lân), Quảng Bình (Tuyên Hóa: Lê Hóa), Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc, Bạch Mã, Quảng Nam - Đà Nẵng, Kontum (Đác Giây: Đác Long, Kon Plông: Măng Cành), Gia Lai (K’Bang Kon Hà Nừng), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Đà Lạt: Trại Mát), Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Vọng Phu, Diên Khánh, Hòn Bà ), Ninh Thuận (Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Phước: Cà Ná), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).

Nước ngoài: Trung Quốc (đảo Hải Nam), Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippin.

Giá trị:

Gỗ tốt, mịn, thớ thẳng, đẹp, hơi cứng, nặng trung bình. Khi khô không bị nẻ, không biến dạng. Dùng đóng đồ đạc và xây dựng. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cây xanh đường phố.

Tình trạng:

Biết không chính xác. Mặc dù loài phân bố rộng và số lượng nhiều, nhưng có thể sắp bị đe dọa tuyệt chủng vì bị khai thác ráo riết để lấy gỗ xuất khẩu và sử dụng.

Mức độ đe doạ: Bậc K (theo sách đỏ Việt Nam 1996)

Đề nghị biên pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ trong một số khu rừng cấm như Yên Tử, Bạch Mã, Kon Hà Nừng...Thử đưa về trồng để làm cây đường phố, công viên và tạo thêm nguồn nguyên liệu.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần Thực vật - trang 399.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoàng đàn giả

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này