Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trường ngân
Tên Latin: Amesiodendron chinense
Họ: Bồ hòn Sapindaceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRƯỜNG NGÂN

TRƯỜNG NGÂN

Amesiodendron chinense (Merr.) Hu, 1938

Paranephelium chinense Merr, 1935

Họ: Bồ hòn Sapindaceae

Bộ: Bồ hòn Sapindales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to, cao đến 25m, đường kính thân đến 0,5 m; cành non phủ lông màu hồng. Lá kép lông chim một lần; cuống lá dài 15 - 30 cm; lá chét có phiến, hình bầu dục, dài 10 - 18 cm, rộng 4 - 7 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, có 10 - 14 đôi gân bậc hai, mép có răng nông và thưa; cuống lá chét dài 4 - 8mm. Cụm hoa chùy, dài 15 - 30 cm, có lông ở nửa phía trên. Hoa màu trắng, thơm; cuống hoa dài 2 - 3mm. Lá đài hình trứng, 2 mặt có lông, dài 1 - 1,5mm. Cánh hoa 5, hình bầu dục dài, dày 1,5 - 2mm, không lông. Nhị 7 - 9, có chỉ nhị dài 3 - 4mm, có lông nửa phía dưới. Bầu 2 ô. Quả gần hình cầu, đường kính 2 - 2,5 cm, màu nâu. Hạt hình cầu, màu nâu vàng, nhẵn.

Sinh học, sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao ít khi quá 600m, trên núi đá vôi hoặc núi đất cùng một số loài cây gỗ của các Họ khác như Xoan (Meliaceae), Đào lộn hột Anacardiaceae, Thầu dầu Euphorbiaceae,...Mùa hoa nở tháng 6 - 7, mùa quả chín vào tháng 9. Tái sinh chủ yếu bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định (Quy Nhơn).

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Malaya, Myanmar, Sumatera, Thái Lan.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm và độc đáo. Loàĩ duy nhất của chi Amesiodendron sp. Gỗ dùng để đóng tủ, bàn ghế và xây dựng. Hạt có nhiều dầu béo.

Tình trạng: Mức độ bị đe dọa: Bậc T. (theo sách đỏ Việt Nam 1996)

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữ nguồn gen và tạo nguồn nguyên liệu. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 44.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trường ngân

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này