SUM LÁ LỚN
SUM LÁ LỚN
Adinandra megaphylla
Hu, 1935
Adinandra
petelotii Gagnep.,194
Adinandra
serrulata
Li, 1945
Họ:
Chè Theaceae
Bộ:
Chè Theales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 10 -
20 m. Cành non hình trụ, mập, có lông, màu rỉ sắt, sau nhẵn, màu nâu đen; búp
non cũng có lông màu rỉ sắt, nhiều lông màu rỉ sắt. Lá chất dai, hình giáo
thuôn, cỡ 16 - 24 cm x 4 - 7 cm, có lông rải rác màu xanh vàng ở mặt dưới, sau
trở nên nhẵn và có màu nâu; chóp nhọn; gốc tròn đến hình nêm rộng; mép lá có
răng cưa mảnh, đầu răng có tuyến; gân giữa lõm ở mặt trên và mặt lá nhẵn trừ dọc
theo rãnh gân giữa; gân bên 20 - 24 đôi, mảnh, hơi cong, lồi trên hai mặt; gân
cấp 3 dạng mạng thưa; cuống lá dài 1,2 - 1,5 cm, mảnh nhưng dày dần về phía đầu,
có lông màu rỉ sắt, sau rụng. Hoa màu trắng hoặc màu xanh vàng, mọc đơn độc ở
nách lá gần đầu cành; cuống hoa dài 2 đến 4 cm, dài hơn cuống lá, cong xuống, có
lông vàng, rậm. Lá bắc nhỏ 2, mọc xen, hình thuôn, dài cỡ 6 - 7 mm, rộng 3 mm ,
hai mặt đều có lông, sớm rụng.
Lá đài 5, không
đều nhau, xếp lợp, dai, hình trứng rộng hoặc trái xoan tròn, dài 11 - 14 mm,
rộng 8 - 10 mm, có lông vàng ở giữa mặt lưng. Cánh hoa 5, không đều nhau, hình
trứng thuôn, dài 13 mm, rộng 7 mm, dính nhau ở gốc, có 3 - 4 răng cưa ở phần
trên mép cánh hoa, có lông mặt lưng trừ ven mép. Nhị 40 - 45, bao phấn hình
thuôn, dài 4 mm, có lông, chóp bao phấn có phần phụ nhọn; chỉ nhị nhẵn, dài 2
mm, hơi dính nhau ở gốc. Bầu 5 ô, có lông; vòi đơn dài 9 mm, có lông rậm; núm
không xẻ thùy hoặc hơi xẻ 5 thùy nông; noãn nhiều. Quả nạc gần hình cầu nhọn
đường kính 1 - 2 cm, màu tím đen, có lông trừ ở chóp, vách quả dày. Hạt hình
thận lệch, dài khoảng 1,3 mm, màu nâu đỏ nhạt, nhẵn bóng, mặt hạt có vân.
Sinh học, sinh
thái:
Quả ra tháng 8 -
10. Cây ưa ẩm, có thể chịu bóng tốt; thường mọc rải rác dưới tán rừng, ven bờ
khe suối, độ cao 1.200 - 1.800 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa).
Nước ngoài:
Trung Quốc.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm,
mới chỉ gặp duy nhất tại một điểm là Sapa.
Tình trạng:
Do phân bố hẹp,
số cá thể đã gặp không nhiều nên dễ bị rủi ro bởi nạn phá rừng.
Phân hạng: VU
A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"bị đe doạ" (Bậc T). Cần điều tra khoanh vùng một khu vực có cây mọc nhằm bảo
tồn lâu dài. Thu thập về trông tại khu vực Sapa với mục đích bảo tồn ngoại vi.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 343.