BÌNH TRẤP
DÂY BÌNH
TRẤP
Actinostemma tenerum
Griff. 1837.
Actinostemma lobatum
Maxim.
Họ: Bầu bí Cucurbitaceae
Bộ:
Bầu bí Cucurbitales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo bò, rất mảnh, dài 1,5 - 2 m,
sống hàng năm; thân lúc non có lông ngắn, gần nhẵn lúc già. Lá hình tim - tam
giác, dài 4 - 10 cm, rộng 3 - 7 cm, có 3 thùy; mép có răng thưa, mỏng; chóp lá
nhọn; gốc lá có tai, có 3 gân gốc; gân bên 3 đôi; cuống lá dài 2 - 5 cm. Tua
cuốn đơn hoặc xẻ hai. Hoa đực và hoa cái cùng gốc. Cụm hoa đực dạng chuỳ, dài 15
cm, có nhiều hoa; hoa đực nhỏ, màu vàng lục nhạt; lá đài 5, hình tam giác hẹp;
tràng hình sao gồm 5 cánh hoa hình ngọn giáo, dài 3 mm. Nhị 5, gần giống nhau,
rời ; bao phấn 1 ô, có trung đới dày; cuống hoa hình sợi. Hoa cái mọc đơn độc ở
nách lá, có cuống ngắn, có lông; bầu trung, hình trứng, 1 - 2 ô, mỗi ô có 1 - 3
noãn treo; vòi nhụy ngắn, núm chia 2 thùy. Quả hình trấi xoan, hơi nhọn ở đầu,
kích thước 2 x 1,5 cm, khi khô mở bằng nắp cắt ngang. Hạt thường 2, không có
cánh, một mặt phẳng, một mặt lồi, kích thước 15 x 10 - 14 mm; mặt có vân hình
mạng.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 4. Tái sinh bằng hạt.
Cây mọc trên đất bùn ẩm ướt vùng nước ngọt, hoặc ven bờ, ở độ cao 100 - 300 m.
Phân bố:
Trong nước:
Hà Tây (Ba Vì: Thủ Pháp)
Thế giới:
Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều
Tiên, Nhật Bản, CHLB Nga
Giá trị:
Nguồn gen hiếm, loài cây có quả hạp
mọc được trên đất sình lầy. Hạt và toàn cây dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu nhiệt
giải độc; hạt có dầu.
Tình trạng:
Phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam.
Do rừng bị phá hoại kéo theo sinh cảnh bị thay đổi, đầm lầy có thể khô hạn vào
mùa khô làm cây bị chết, hoặc do đầm lầy bị khai phá thành ruộng nước hoặc thành
ao nuôi thủy sản làm mất môi trường sinh sống.
Phân hạng:
VU A1 c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
(1996) với với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R); Khoanh bảo vệ ở Thủ Pháp, hạn chế
phá rừng nhằm duy trì nguồn nước để nuôi cây ở các đầm lầy; nên giữ lại một số
diện tích nhất định đầm lầy tự nhiên nơi có loài này sống.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần
thực vật – Trang 163.