PHAY
SA MU
Cunninghamia lanceolata (Lamb.)
Hook., 1827
Larix chinensis Mill. in Gard., 1768
Pinus abies Lour., 1790
Pinus chinensis (Mill.) Münchh., 1770
Cunninghamia unicanaliculata D.Y.Wang & H.L.Liu, 1982
Oreocharis rubrostriata F.Wen & L.E Yang, 2019
Họ: Hoàng đàn Cupressaceae
Bộ:
Hoàng đàn Cupressales
Đặc điểm nhận
dạng:
Sa mu là loài
cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 40 - 45 m, đường kính ngang ngực đạt tới 70 -
120 cm, thân thẳng, hình trụ, phân cành cao trên 20 m. Vỏ nâu đen, thường tách
ra từng mảnh. Cành con phân ngang tạo thành nhiều tầng. Tán cây hình tháp, dày,
màu sẫm. Lá màu xanh, nhọn, mọc trên mặt phẳng, xếp xoắn, dài 4 - 5 cm, rộng 0,2
- 0,3 cm, cứng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Mặt trên xanh bóng, mặt dưới mốc
hai bên gân chính. Nón đơn tính hình trứng, vảy có râu ở đỉnh. Nón đực mọc tập
trung 15-20 chiếc thành bông ở đầu cành. Nón cái dạng trứng, dài 3 - 4 cm, rộng
3 cm, mọc ở thấp hơn nón đực, đơn độc. Hạt dạng trái xoan, có cánh, dài 5 - 7
mm, rộng 3 - 5 mm.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc trong các khu rừng thường xanh ở
độ cao trên 1.000m và thường mọc ở chân núi, ven khe suối, ven các khe ẩm, ưa
đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Sinh trưởng nhanh, tái sinh chồi rất tốt. Hoa
tháng 2 - 3.
Phân bố:
Trong nước: Loài từ lâu được coi là loài
bản địa của Việt Nam vì đã được nhập trồng thành công ở một số tỉnh biên giới
phía Bắc, ở các vùng núi có độ cao trên 700 m như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,
Quảng Ninh, Lạng Sơn và rất thích hợp cho việc trồng cảnh quan trong các thành
phố, khu nghỉ mát như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì.
Nước ngoài: Loài cây này cũng đã được
trồng rất thành công ở Nam Trung Quốc và phân bố tự nhiên ở miền Trung và Nam
Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Lào.
Công dụng:
Gỗ vàng nhạt
hay trắng, xốp nhưng cứng, chịu mối mọt. Được dùng để làm nhà, sàn nhà, công cụ
và đồ gia dụng. Sa mu được trồng từ lâu tại Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng)
như loài cây trồng cảnh quan. Do có dáng đẹp, thân cây to, thẳng nên rất được ưa
chuộng. Sa mu dễ trồng, không bi trâu bò phá hoại nên trồng rừng có nhiều thuận
lợi và là loài có khả năng tái sinh chồi rất tốt.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 206.