Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan lọng cánh dài
Tên Latin: Bulbophyllum kanburiense
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Măng tây Asparagales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAN LỌNG CÁNH DÀI

LAN LỌNG CÁNH DÀI

Bulbophyllum kanburiense Seidenf., 1970

Tripudianthes kanburiensis (Seidenf.) Szlach. & Kras, 2007

Họ : Phong lan Orchidaceae

Bộ : Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Lan sống phụ sinh, củ giả thuôn tròn, đỉnh mang 2 lá. Cụm hoa chùm mọc từ gốc củ giả. Hoa xếp thưa dọc, cuống chung, cong xuống. Cánh đài lưng nguyến có lông mịn. Cánh tràng mép có răng, đỉnh có mũi dài. Cánh đài bên dài 2 - 2,5 cm dính nhau toàn bộ. Cánh môi mép có răng.

Sinh học, sinh thái:

Mọc phụ sinh, thành từng đám lớn trên các cây cổ thụ có lớp biểu bì dày bị chết, mục hay những nơi rêu bám. Thường gặp trong các khu rừng thường xanh có độ cao trung bình và thấp. Hoa nở vào tháng 3 - 4

Phân bố:

Cây mọc ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum) và phân bố ở Mianma, Thái Lan.

 

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 41.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan lọng cánh dài

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này