LAN HÀI ĐỐM
LAN HÀI ĐỐM
Paphiopedilum concolor
(Lindl.) Pfitz, 1888
Cordula
concolor
(Lindl. ex Bateman) Rolfe, 1912
Cypripedium
concolor
Lindl. ex Bateman, 1865
Họ : Phong lan Orchidaceae
Bộ : Phong lan Orchidales
Đặc điểm nhận dạng:
Loài lan đất, không thân. Lá thuôn tù, trải rộng ra hai
bên, màu xanh bóng có đốm màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới màu hung đỏ, dài 10
- 18 cm, rộng 4 - 5 cm. Cụm hoa cao 5 - 7 cm, mang 1 - 3 hoa. Hoa lớn đường kính 5
- 7 cm, màu vàng có đốm nhỏ màu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn, cong lõm. Hai
cánh
tràng hơi chúc xuống, cánh môi dạng túi dài 4 cm, hơi nhọn ở gốc, mép cuộn vào
trong.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 3 - 4. Tái sinh bằng
hạt. Mọc rất rải rác dưới tán
rừng nguyên
sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế và mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng
trên cao độ 800 - 1.550 m trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lâm Đồng
Nước ngoài:
Campuchia, Trung
Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị:
Là loài
Hài rất quý mới được phát hiện vùng phân bố ở
Việt Nam, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp,
rất được ưa chuộng ở các thị trường
hoa lan nước ngoài. Tính đa dạng về màu sắc và
hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng
và lai tạo Hài.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ
mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài
Hài gặp ở nước ta) và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để
đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong
tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác ồ
ạt. Đây là một trong vài ví dụ điển hình của việc cây bị tuyệt chủng do tình
trạng buôn bán lậu, vi phạm nghiêm trọng Công ước CITES.
Tài liệu dẫn:
Phong lan Việt Nam -
Trần Hợp - trang
168.