GẮM ĐẸP
GẮM
ĐẸP
Gnetum formosum
Markgr., 1930
Họ: Dây gắm Gnetaceae
Bộ: Dây gắm Gnetales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo dài đến
25 m, thường có thớ. Lá mọc đối, dai dai, thuôn, có mép gần song song, phiến dài
12 - 14 cm, rộng 3 - 4,5 cm, có mũi ngắn ở đầu. Cụm hoa đực phân nhánh 1 - 2 lần,
bông gồm 10 vòng có bao chung ở ra bao ấy mỗi vòng khoảng 30 hoa. Cụm hoa cái
dài 5 cm, chia nhánh 1 - 2 lần, gồm những bông chia nhiều vòng, mỗi vòng mang 6
- 8, có khi 10 - 12 hoa cái. Quả có cuống rất ngắn, thuôn đều hình con thoi, dài nhọn
hai đầu, cỡ 2,5 x 1 cm, đỏ, bóng lúc chín.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc trong
rừng rậm ẩm, trên đất đá hay hoa cương, tới độ cao 200m (núi Ngọc Pan) ở miền
Trung của nước ta. Ra hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 8.
Phân bố:
Trong nước: Loài
đặc hữu của Việt Nam. Phân bố từ Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ
An, tới Kontum, Lâm Đồng.
Nước ngoài: Chưa
có dẫn liệu.
Công dụng:
Cây có vỏ cho sợi tốt, thường dùng làm dây nỏ, làm chạc hay thừng. Hạt ăn được.
Rễ và thân dây gắm được dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu gầy
mòn, giải các chất độc (độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn...) cũng dùng làm thuốc
chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá gắm giã đắp
chữa rắn cắn. Ở Ấn Độ,
dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp; thân cây và rễ cây cũng được dùng làm
thuốc hạ nhiệt.
Mô tả loài:
Trần
Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.