TRÔM HÔI
TRÔM HÔI
Sterculia foetida
L., 1753
Clompanus foetida (L.)
Kuntze, 1891
Sterculia polyphylla R.Br.,
1844
Họ: Trôm Sterculiaceae
Bộ: Bông Malvales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ lớn, thân thẳng, hình trụ,
đường kính gốc đến 1m, cành mọc
khỏe;
lá kép chân vịt
do 5 - 9 lá chét có cuống, không lông, dài đến 30cm, thường rụng vào
tháng 3. Chùy hoa xuất hiện một lượt với lá, có mùi
rất thối. Hoa tạp tính, đài đỏ ở
trong, không lông cuống nhị mang 12 - 15 bao phấn; cuống
nhụy mang 5 lá noãn. Quả gồm 1 - 5 quả đại, dài 9cm, vách dày, đỏ.
Hạt 10 - 15, màu đen bóng, dài 18 - 20mm.
Sinh học, sinh thái:
Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng
làm cây bóng mát ở đường phố, vườn hoa.
Cây chịu được hạn cao và thường mọc ở trên các loài đất pha cát gần biển hay các
khu rừng khô hạn miến Trung nước ta. Cây tái sinh mạnh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc ở các khu rừng khô hạn thuộc các tỉnh
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nước ngoài: Assam, Bangladesh,
Campuchia, Ấn Độ, Lào, Đảo Sunda, Malaya, Myanmar, Philippines, Sri Lanka,
Sumatera, Thái Lan.
Công dụng:
Thu hái lá và vỏ quanh năm, thường dùng
tươi. Hạt thu hái ở những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu. Dầu trôm có thể dùng để ăn, nhưng cũng thường
dùng để thắp sáng. Bột của hạt ăn được và dùng chế các loại bánh. Ở Campuchia,
thường dùng dầu để rửa mặt và khô dầu được dùng chữa ghẻ ngứa. Nhựa mủ tiết ra
từ cây ăn mát (hiện nay đang bị lạm dụng để giả yến sào, vi cá mập
ở Việt Nam). Vỏ cây sắc uống dùng chữa phong thấp, thống phong. Người ta dùng
vỏ cây để chế thuốc giảm sốt. Lá sắc nước rửa những chỗ phát ban lở loét, các
bệnh về da, bệnh về tóc và da đầu, bong gân, các vết cắn, vết đứt và các vết
thương khác.
Mô tả loài:
Trần Hợp,
Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.