ME RỪNG
ME
RỪNG
Phyllanthus emblica
L., 1753
Cicca emblica
(L.) Kurz, 1877
Diasperus emblica
(L.) Kuntze, 1891
Emblica officinalis
Gaertn., 1790
Họ:
Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ:
Thầu dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, rụng
lá mùa khô, cao 3 - 7 m. Thân cong phân cành nhiều. Mềm, cánh già màu xám nhạt,
có nhiều đốt mang các nhánh nhỏ, có lông. Lá đơn, mọc cách, xếp thành hai hàng
trên cùng một mặt phẳng giống lá kép lông chim. Phiến lá dài 1 - 2 cm, rộng 0,3
- 0,4 cm, hình trái xoan dài, hai đầu tù, không có lông. Cuống lá rất ngắn. Lá
kèm rất nhỏ màu đỏ nâu. Hoa đơn tính cùng gốc Hoa nhỏ tập trung thành xim có ở
nách lá phía dưới cành, gồm nhều hoa đực và một ít hoa cái. Hoa đực có cuống
ngắn, cánh đài 6, màu hồng nhạt, hình bầu dục, đĩa mật 6 tuyến, nhị 3 chiếc, chỉ
nhị dính, không có dấu vết của
nhụy thoái hóa. Hoa cái có
cuống ngắn hơn hoa đực, cánh đài 6 gần giống hoa đực, đĩa mật hình đấu, bao lấy
một nửa bầu, bầu 3 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi dính nhau ở gốc, đầu xẻ đôi. Quả hình
cầu, màu xanh vàng, mọng nước, khi khô quả thành nang. Hạt 3 cạnh màu hồng nhạt.
Sinh thái:
Cây mọc khá phổ
biến trên những trảng
cây bụi khô hạn.
Cây ưa sáng, chịu hạn, trên các đồi
trọc, đất bị thoái hóa mạnh, tầng đất nong, chặt, nhiều đá lẫn, chịu được nạn
lửa rừng. Cây có biên độ sinh thái rất rộng chỉ thịt cho vùng đồi thấp khô hạn.
Cây có khả năng
tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Hoa
tháng 3 - 4. Quả tháng 8 và tồn tại cho đến năm sau.
Phân bố:
Trong nước: Hầu
khắp các tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà
Tĩnh...
Nước ngoài:
Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa,
Lào, Đảo Sunda, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Sumatera, Đài Loan, Thái
Lan.
Công dụng:
Gỗ cứng, màu đỏ,
có thể dùng làm các công cụ nhỏ. Vỏ cứa nhiều tanin dùng để nhuộm, thuộc da. Quả
có vị chua chát, ăn được. Hạt chứa dầu. Quả, rễ,
lá có thể làm thuốc. Cây còn lá cây chủ thả cánh kiến.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 261.