BA BÉT LÔNG
BA
BÉT LÔNG
Mallotus barbatus
(Wall.) Muell. - Arg., 1865
Mallotus lotingensis
F.P.Metcalf, 1941
Mallotus luchenensis
F.P.Metcalf, 1941
Rottlera barbata
Wall. ex Baill., 1858
Họ:
Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ:
Thầu dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 1 - 10
m. Cành non phủ nhiều lông màu trắng hay vàng nhạt. Lá đơn, mọc cách, hình bầu
dục rộng có mũi nhọn, hình khiên, phiến nguyên hay có 3 thùy nhọn, dài 16 - 25
cm, rộng 11 - 12 cm, lúc đầu phủ lông tơ trên 2 mặt, sau nhẵn ở mặt trên, phủ
nhiều lông tơ mềm và màu nhạt ở mặt dưới, gân gốc 7 - 9, dạng chân vịt, gân bên
4 - 5 đôi, cuống lá phủ nhiều lông tơ. Lá kèm dạng dùi, phủ lông tơ, sớm rụng.
Cụm
hoa đực, cái hay lưỡng tính dài tới
20 cm, dạng bông phủ lông tơ. Hoa đực thành nhóm 5 - 8, cuống dài 4mm. Cánh đài
5 hình lưỡi mác, mặt ngoài phủ lông tơ, mặt trong có tuyến. Nhị 50 hay hơn, chỉ
nhị đỏ nhạt, có tuyến nhỏ. Hoa cái ít khi thành nhóm, cuống phủ nhiều lông tơ,
lá bắc nhọn. Cánh đài lúc đầu có 2 thùy sau xẻ thành 4 thùy, mặt ngoài phủ nhiều
lông tơ, mặt trong nhẵn. Bầu hình cầu, lông tơ rậm, hình trụ;
quả nang hình cầu, đường kính 13 -
15 mm, phủ nhiều lông tơ, 3 - 4 mảnh. Hạt hình cầu, có 3 cạnh, màu đen bóng.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài
cây ưa sáng,
sinh trưởng nhanh, đòi hỏi
đất không khắt khe, mọc được trên nhiều loại đất, ưa đất có tầng dày, màu mỡ,
ẩm, thoát nước, phần cơ giới trung bình đến nặng, chua nhe đến trung tính. Tái
sinh bằng hạt mạnh. Hoa tháng 2 - 8. Quả tháng 10 - 12.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, thứ sinh, địa hình đồi và núi
thấp, gặp ở hầu hết các tỉnh ở nước ta.
Nước ngoài:
Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, Sumatera, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ mềm, chống mối
mọt, có thể làm nguyên liệu bột giấy, giá thể cấy nấm, mộc nhĩ. Vỏ có nhiều sợi.
Vỏ cây, quả làm thuốc. Hạt chứa dầu dùng trong công nghiệp nhẹ và lầy dầu thắp
đèn.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 253.