Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Long màng
Tên Latin: Macaranga triloba
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LONG MÀNG

LONG MÀNG

Macaranga triloba (Blume) Muell. - Arg., 1866

Pachystemon trilobus (Thunb.) Blume, 1826

Ricinus trilobus Thunb., 1815

Tanarius trilobus (Thunb.) Kuntze, 189

Macaranga cornuta Müll.Arg., 1866

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 8 - 10 m, có nhánh nhẵn và mốc mốc, rễ cà leo. Lá hình khiên chia ba thùy, dạng chung hình tròn, có lấm chấm nhiều điểm tuyến màu vàng ở dưới, dài 15 - 20 cm, rộng 12 - 15 cm. Hoa đực thành chùy ở nách, với nhiều nhánh, dài 20 cm; cụm hoa cái giống cụm hoa đực nhưng ngắn hơn (9 cm), không có nhánh bậc ba; quả nang hình cầu, có 4 góc, rộng 8 - 9mm, màu mốc nhớt. Hạt 4 hình cầu, rộng 4 - 5 mm nhăn nheo.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc nhiều ở miền Nam nuớc ta, trong rừng thường xanh dựa suối đến 400 - 600 m. Quả tháng 12 tháng 2. Loài này có mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh với loài kiến ​​săn mồi thuộc loài Crematogaster sp. Cây có thân, cành rỗng để kiến ​​làm tổ và cây cung cấp thức ăn cho kiến. Phần thức ăn được cung cấp cho kiến ​​nằm ở các lá kèm. Bầy kiến ăn những thức ăn này và định cư trên cây để bảo vệ cây khỏi côn trùng gây hại. Các ghi nhận cho thấy số lượng thức ăn được tạo ra ở những cây không có kiến ​​sinh sống ít hơn nhiều so với những cây có kiến ​​sinh sống và những cây có kiến sinh sống được bảo vệ tốt hơn. Những cây có kiến cộng sinh thường không bị các loài côn trùng phá hoại.

Phân bố:

Trong nước: Mọc ở các tỉnh Đồng Nai. Sông Bé, Kiên Giang (Phú Quốc).

Nước ngoài: Borneo, Campuchia, Jawa, Malaya, Myanmar, Đảo Nicobar, Philippines, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Ở Java, người dân dùng  lá  để sắc thuốc trị đau dạ dày.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 675.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Long màng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này