Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ba soi
Tên Latin: Macaranga denticulata
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BA SOI

BA SOI

Macaranga denticulata Muell. - Arg., 1866

Mappa denticulata Blume, 1826

Tanarius denticulatus (Blume) Kuntze, 1891

Macaranga chatiniana (Baill.) Müll.Arg., 866

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 8 - 12 cm. Thân thẳng hơi có múi. Vỏ nhoài màu trắng, có những vết ngang, có nhựa dính màu đỏ, nâu. Tán xòe rộng. Cành non phủ lông, màu hung. Lá tập trung ở đầu cành, hình khiên mép lá có răng cưa nhỏ thưa, đuôi tròn hoặc thẳng, đầu có mũi nhọn. Cuống dàu 5 - 20 cm, gân bên rõ ở mặt dưới. Cụm hoa đực có lá bắc xẻ 3 thùy. Nhị 4 - 8, bao phấn hình khiên, có 4 ô nhỏ. Hoa cái tập hợp thành chùm bông ở nách lá, cánh đài 4, phủ nhiều lông, cánh trành hình trái xoan dài 0,1 cm. Bầu hình tròn, có điểm tuyến vàng nhạt, 2 - 3 ô, vòi 2 - 3, rất ngắn, noãn treo. Quả hình cầu 2 ô, vỏ cứng màu đen nhạt, Hạt màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh trên đất ẩm, tầng đất dày. Khả năng tái sinh hạt rất mạnh nơi ánh sáng đủ. Hoa tháng 5 - 6. Quả tháng 11 - 12.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc rộng rãi ở khắp các tỉnh miền Bắc nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Thường mọc ở ven rừng, trên nương rẫy đất bỏ hoang, ven đường.

Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đông, Tây Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, Nepal, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan, Tây Tạng.

Công dụng:

Gỗ màu trắng, cứng, thớ mịn, nhưng chóng bị mối mọt, chỉ dùng đóng đồ thông thường.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 249.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ba soi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này