TRA LÀM CHIẾU
TRA LÀM CHIẾU
Hibiscus tiliaceus
L., 1753
Parita tiliaceus
(L.) Scop., 1777
Pariti tiliaceum
(L.) A.Juss., 1825
Pariti tiliifolium
Nakai, 1936
Talipariti tiliaceum
(L.) Fryxell, 2001
Họ: Bông Malvaceae
Bộ: Bông Malvales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình,
cao 10 - 12 m, phân cành sớm, tán dày, rậm. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình tròn,
dài 6 - 15 cm, đầu nhọn gốc hình tim, mặt trên màu lục sẫm, bóng, mặt dưới có
lông hình sao, trắng, mép lá nguyên hpặc có răng cưa. Cuống lá ngắn hơn hoặc dài
bằng phiến lá. Lá kèm lớn, hình mũi màc, có kích thước thay đổi, có lông và sớm
rụng. Hoa lớn, màu vàng mọc đơn độc hoặc thành hình chùn 2 - 5 hoa. Tiểu đài màu
trắng nhạt, hợp thành ống ở gốc, đầu có răng. Cánh đài hợp đỉnh chia thùy hình
tam giác, có lông màu trắng nhạt, lưới gấp 2 - 3 lần tiểu đài. Cánh tràng 5,
hình bầu dục ngược. Nhị nhiều, dính nhau thành một cột nhẵn, dính bao phấn đến
tận gốc. Bầu có lông, vòi nhụy 5 có lông, nhiều đầu nhụy hình đấu. Hoa vào buổi
sáng có màu vàng chanh và chuyển dần thành màu hồng đậm vào buổi chiều tối. Quả
hình trứng có mũi nhọn ở đỉnh, mở ra 5 mảnh. Hạt hình thận, nhẵn.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc rộng rãi
ở các vùng nước lợ, gần nước mặn, vùng ven biển Việt Nam, sinh trưởng nhanh, đâm
chồi mạnh, chịu nước mặn và ngập nước theo thủy triều. Hoa tháng 6 - 9. Quả
tháng 7 - 10.
Phân bố:
Trong nước: Hầu
khắp các tỉnh ven biển nước ta.
Nước ngoài: Khắp
các khu vực cửa sông, cửa biển và các đảo nước lợ hoặc mặn trên thế giới.
Công dụng:
Gỗ cứng bền, khá
đẹp, dễ gia công, có thể dùng đóng đồ, đóng thuyền. Vỏ có sợi rất bền có thể bện
thừng, làm võng, làm chỉ dệt chiếu, lưới đánh cá. Cây còn được trồng thành rừng
phòng hộ ven biển, cố định cát.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 497.