Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bọt ếch lưỡi mác
Tên Latin: Glochidion lanceolarium
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BỌT ẾCH LƯỠI MÁC

BỌT ẾCH LƯỠI MÁC

Glochidion lanceolarium (Roxb.) Voigt, 1845

Bradleia lanceolaria Roxb., 1832

Diasperus lanceolarius (Roxb.) Kuntze, 1891

Phyllanthus lanceolarius (Roxb.) Müll.Arg., 1865

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thường xanh, cao 7 - 10 m, đường kính 14 - 20 cm. Cành có cạnh. Lá đơn, mọc cách, nhẵn, màu lục nhạt, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt hơn, hình lưỡi mác dạng bầu dục, hay hình bầu dục dài, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc thon dần, dài 10 - 16 cm, rộng 5 - 6,5 cm, gân bên 7 - 8 đôi, cuống lá dài 6 - 8mm, màu đen nhạt, lá kèm hình tam giác nhọn, xỏe ra. Cụm hoa bó ở nách lá. Hoa đực hoàn toàn nhẵn, cuống dài 12 - 16 mm. Cánh đài 6, hình tam giác dạng bầu dục rộng. Nhị 6, bao phấn có trung đới kéo dài thành một mũi nhọn, màu đen nhạt. Hoa cái, cuống dài 2 - 3 mm. Cánh đài nhẵn, giống hoa đực. Bầu hình cầu, phủ lông nhung, 6 - 8 ô, vòi hình cột tròn, hẹp hơi bầu, phủ lông mịn, đỉnh có 5 - 8 răng; quả nang hình cầu dẹt, 6 - 8 múi, cao 6 - 7 mm, đường kính 18 mm, vỏ quả mỏng, tách nhiều mảnh màu nâu.

Sinh học, sinh thái:

Cây thuộc loài cây ưa sáng, cây con chịu bóng, tái sinh mạnh nơi nhiều ánh sáng vùng đồi trọc, trảng cây bụi. Tái sinh chủ yếu bằng phương thức hữu tính. Cây thích nghi với điều kiện lập địa có tầng đất mỏng, chặt chua, địa hình bằng phẳng hay tương đối thoải ven đồi, đất có khi ngập nước định kỳ. Cây mọc chậm.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc trong thưa nhiệt đới, trảng cây bụi, khá phổ biến ở vùng đồi núi các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Kiên Giang.

Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ nhỏ, ít được ưa chuộng, có thể đóng đồ đạc thông thường trong gia đình như cán dao, cán thuổng, làm nhà, làm trụ mỏ, giá thể cấy nấm, mộc nhĩ.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 243.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bọt ếch lưỡi mác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này