CÔM HẢI NAM
CÔM
HẢI NAM
Elaeocarpus hainanensis
Oliv., 1896
Họ: Côm Elaeocarpaceae
Bộ:
Bông Malvales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, cành
non có lông tơ màu trắng. Lá đơn mọc tập trung ở đầu cành,
phiến lá hình mác hẹp hay hình mác ngược, dài 7 - 15 cm, rộng 1,4 - 1,8 cm,
mép có răng cưa, cuống lá dài 0,5 - 2, có cánh do phiến lá men xuống, khi non
mặt trên có lông, sau nhẵn, gân bê 12 - 19 đôi. Cụm
hoa chùm ở nách lá, thường ngắn hơn
so với nách. Lá bắc to hình trứng rộng, dài 0,7 - 1,4 cm, mép có răng cưa nhỏ.
Hoa màu trắng, đường kính 3 - 4 cm. Cánh đài 5, mặt ngoài có lông, hình mác.
Cánh tràng 5, hình trứng ngược, xẻ nhiều thành tua. Nhị nhiều, nhẵn. Bầu nhẵn;
quả hạch hình trám, không có lông dài 2 - 3 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc chủ yếu
trong các thung lũng hoặc sườn núi và thung lũng núi đất ở các vùng rừng thấp,
cây tái sinh gần bờ nước, tái sinh hạt tốt. Ưa độ ẩm cao và ít chịu hạn.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Nam Hà, Ninh Bình, phổ
biến nhất là ở Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Nước ngoài: Trung
Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ mềm dùng đóng
đồ thông thường và nuôi nấm hương. Cây có dáng đẹp, hoa đep , tán đẹp, có thể
trồng làm cảnh ven hồ nước trong công viên và khu vui chơi giải trí.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 184.