NHÓT
NHÓT
Elaeagnus latifolia
L., 1753
Elaeagnus
punctata
Schltdl., 1859
Elaeagnus rotundifolia Servett.,
1909
Họ: Nhót Elaeagnaceae
Bộ:
Nhót Elaeagnales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây nhỡ cành dài
và mềm, có khi có gai, lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm
chấm như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng có nhìều lông mịn.
Hoa nhỏ xếp 1 - 2 cái ở nách lá,
cao 1,5 cm; dài hình ống đầy lông hình khiên vàng vàng; có 4 răng 4 nhị có chỉ
nhị dài hơn bao phấn; vòi nhụy có lông hoặc không lông. Quả hình quả lê dài 25 –
35 mm, khi chín màu đỏ. Quả hình bầu dục, màu đỏ ngoài mặt có nhiều lông
trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng. Thưa ra quả thật của cây nhót là
một quả khô đựng trong một cái hạch, cuống có 8 cạnh lồi dọc sinh bởi sự phát
triển của đế hoa cùng với lớp thịt đỏ bên ngoài. Còn khi ta ăn quả nhót là ăn
phần mọng nước của đế hoa. Hoa
tháng 3 - 4; quả tháng 4 - 5 hàng năm.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa đất tốt có
độ ẩm cao, lúc còn nhỏ là loài cây ưa bóng và ưa sáng khi đã phát hoa và cho
trái. Tái sinh chồi mạnh, tái sinh
hạt rất tốt. Ở một số vùng người dân trồng bằng cách dâm cành hay bằng hạt
Phân bố:
Trong nước: Trồng
và mọc hoang ở hầu khắp các tỉnh phía bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh giấm
như: Hà Giang, Tuyên quang, Phú Thọ, Hà Nôi đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Nước ngoài:
Bangladesh, Đông Himalaya, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan
Công dụng:
Thường dùng chữa
các bệnh: ỉa chảy, lỵ mạn tính. Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm
săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da. Quả thu hái khi chín, lá và rễ thu hái
quanh năm, rửa sạch thái ngắn dùng tươi hay phơi khô.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 869.