MẶC NƯA
MẶC NƯA
Diospyros mollis
Griff., 1844
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ:
Thị Ebenales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình,
đường kính 30 - 40 cm.
Cành non trắng hay xám. Lá mọc xen, hình
ngọn giáo hoặc hình bầu dục, cỡ 5 - 8,5 x 3 - 3,5 cm, không lông, khi khô màu
đen; chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm; cuống lá có lông. Hoa đơn tính, màu vàng
nhạt, mẫu 4;
hoa đực hình xim gồm 2 - 3 hoa nhỏ, mọc ở
nách lá; nụ hoa dài 1 cm. Lá đài hình tam giác. Tràng hình lục lạc. Nhị 16 - 24.
Hoa cái mọc đơn độc, to hơn hoa đực, đường kính 10 - 15 mm;
cuống hoa 5 mm. Bầu 8 ô. Quả mọng, màu xanh,
nhẵn, hình cầu, đường kính khoảng 1 - 2 cm, mang đài tồn tại, thùy đài cụp xuống,
khi chín màu đen. Hạt 1 - 8.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa sáng, chịu
được nhiều kiểu đất, kể cả đất cằn, bạc màu sau nương rẫy, có khả năng chịu hạn
tốt. Mùa hoa tháng 1, quả tháng 9 - 4 (năm sau).
Phân bố:
Trong nước: Ninh
Thuận ( Phan Rang ), An Giang (Châu Đốc). Còn được trồng để lấy gỗ và quả.
Nước ngoài:
Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Gỗ màu đen bóng
đẹp, càng dùng lâu càng lên nước, thuộc dạng quí hiếm rất được ưa chuộng trong
nghề mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ. Lá và quả chứa chất poliquinon, dùng để
nhuộm màu đen hàng dệt tơ lụa quí, và nhuộm được cả hàng nylon; màu đẹp và bền;
quả và hạt tại Campuchia và Việt Nam còn được dùng trong y học cổ truyền trị
giun móc, sán dây nhờ hoạt chất diospyron. Mỗi cây Mặc nưa lớn có thể cho
100 - 500 kg quả mỗi năm.
Tình trạng:
Như các loai gỗ
quí khác, loài thực vật thuộc họ
Thị Ebenaceae đang bị chặt hạ quá mức. Vì
vậy loài này có thể lâm vào tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng khi hết nguồn cây
mẹ gieo giống. Việc phá rừng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của nó.
Phân hạng:
EN A1c,d, B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đề nghị khoanh
nuôi một diện tích cần thiết nơi loài này phân bố với mật độ lớn, hoặc có thể
đem trồng dặm vào một
Khu bảo tồn thiên nhiên nào đó để giữ nguồn
gen.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 179.