LỘC MẠI NHỎ
LỘC MẠI NHỎ
Claoxylon hainanense
Pax et Hoffin., 1914
Mercurialis
indica
Lour., 1790
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ:
Thầu dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi hay cây
nhỡ cao 2 - 3 m; nhánh mảnh không lông, đỏ. Lá đơn phiến hình bầu dục thon dài
12 - 20 cm, rộng 4 - 10 cm, đầu tù có mũi, gốc thon gân phụ 7 - 8 cặp,
mép lá có răng to, thưa cuống dài 2
- 3 cm có haI tuyến ở đầu. Chùm hoa mảnh ở nách lá; chùm hoa đực dài 10 - 20 cm,
mọc thòng hoa xanh; lá dài 3 có lông; cánh hoa 3; nhị cỡ 50; hoa cái có bầu,
không lông;
quả nang 3 mảnh vỏ, có gai mụt nhỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong các khu
rừng thường xanh ở nhiều độ cao khác nhau. Cây ưa sáng, ưa đất tốt, lúc đầu chịu
bóng, ít chịu hạn. Ra hoa thảng, có quả tháng 5.
Phân bố:
Trong nước: Ở
Việt Nam cây thường mọc hoang, phổ biến ở các tỉnh từ Hà Giang, Bắc Thái, Hòa
Bình qua Thanh Hóa đến Quảng Nam - Đà Nẵng.
Công dụng:
Dân gian dùng lá
cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 - 20g lá khô hoặc
20 - 40g lá tươi sắc uống. Dùng ngoài tùy lượng, nấu nước rửa trị lở ngứa. Thu
hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 680.