CÁP GAI ĐEN
CÁP GAI ĐEN
Capparis zeylanica
L., 1762
Capparis
aeylanica
Roxb., 1824
Capparis
aurantioides
C.Presl, 1835
Capparis
crassifolia
Kurz, 1873
Họ:
Màn màn Capparaceae
Bộ:
Màn màn Capparales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây
nhỡ, trườn leo dài 2, 5 m; nhánh và lá có lông hình sao, màu hoe, gai cong cao 6
mm. Lá có phiến xoan, xoan ngược, to 6 - 4, 5 cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4
- 5 cặp, dày cứng lúc khô vàng bóng ở mặt trên, vàng có gân lồi ở mặt dưới;
cuống 2 cm. Hoa 1 - 2, trên nách lá; đài có lông, cánh hoa hồng, nhị nhiều;
cuống nhụy dài; bầu có 4 lá noãn. Quả mọng to cỡ 20 cm, khi chín đỏ rồi đen.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc ở vùng
khô ven biển biển, rừng còi, ven rừng đến độ cao 700m. Cây ưa sáng, chịu hạn và
chịu được sự thay đổi theo mùa khắc nghiệt của các khu vực rừng ven biển. Tái
sinh hạt và chồi đều tốt.
Phân bố:
Trong nước: Mọc ở
các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Ninh
Thuận.
Nước ngoài:
Bangladesh, Campuchia, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda,
Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Thái Lan.
Công dụng:
Vỏ rễ có vị đắng,
có tác dụng làm dịu, lợi tiêu hoá, lợi mật. Lá chống kích thích và được sử dụng
làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và
trĩ. Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng làm thuốc lợi tiêu hóa và trị ỉa chảy, lá dùng trị
mụn nhọt, sưng phù và bệnh trĩ. Ở Campuchia, người ta gọi cây này là “cây khí hư”
có thể là do cây có tác dụng trị bệnh này.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 184.