Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngưu bàng
Tên Latin: Archium lappar
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ: Cúc Asterales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGƯU BÀNG

NGƯU BÀNG

Arctium lappa L.

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ: Cúc Asterales

Mô tả:

Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao 1 - 2m. Lá hình tráI xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.

Hoa đỏ hay tím hợp thành đầu to 3 - 4cm; các lá bắc của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu đIúm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.

Phân bố:

Loài của Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Ta nhập trồng từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ.

Sinh thái:

Cây thích hợp với khi hậu vùng núi cao. Nhân giống rất dễ bằng hạt. Ra hoa tháng 6 - 7; có quả tháng 8 - 9 của năm thứ hai.

Công dụng:

Cây ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong bản thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá ngưu bàng non gọi là rau cẩm bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, bụng sình.

Trong Y học phương Đông, quả của ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giảI nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc. Ngày dùng 6 - 10g, dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Rễ đượcdùng làm thuốc thông tiểu tiện, ra mồ hôI, tẩy máu, chữa tê thấp, đau và sưng khớp; còn dùng trị mụn nhot, cụm nhot, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, viêm hạch, vết thương có mủ. Thường dùng dưới dạng nước sắc 40g/lít. Dùng ngoài lấy rễ tươi nấu nước rửa. Bân ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác.

 

Mô tả loài: Trần Hợp - Phùng mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngưu bàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này