THẦU TẤU GỐC KHÁC
THẦU TẤU GỐC KHÁC
Aporosa dioica
(Roxb.) Müll.Arg., 1866
Alnus integrifolia
Roxb. ex Steud., 1840
Aporosa frutescens
Benth., 1861
Scepa stipulacea
Lindl., 1836)
Lepidostachys roxburghii
Wall. ex Lindl., 1836
Họ:
Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu
dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thường xanh, cao 10 - 12 m, đường kính 20 - 25 cm. Vỏ
dày, nứt dọc. Cành con có lông, sau nhẵn, màu xám. Lá đơn, mọc cách, hình bầu
dục hay hình lưỡi mác, thót ở đầu và gốc, dài 6 - 12 cm, rộng 3,5 - 6 cm, mép có
răng lượn sóng, gân bên 6 - 7 đôi, cuống lá dài 10 - 20 mm, có lông, tuyến dạng
u lồi ở đỉnh cuống, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa đực gồm 3 - 9 bông ở nách lá, lá
bắc hình bầu dục rộng. Cánh đài 3. Nhị 2 - 3. Cụm hoa cái có lá bắc hình 3 góc
tù, cánh tràng 4. Bầu hình bầu dục dài, đỉnh thót, có lông dày, đầu
nhụy 2,2 ô, mỗi ô chứa một noãn;
quả nang hình trứng, hai đầu hơi thót, dài 10 - 12 mm, rộng 6 - 7 mm,
hơi có lông. Hạt 1 - 2, hình trứng hơi dẹt, màu xám.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài cây ưa sáng, chịu hạn, chịu đất khô cằn, chua,
ưa đất feralit, tốt ẩm, giày dinh dưỡng thuộc rừng mưa mùa thường xanh, trạng
thái thứ sinh. Tái sinh mạnh. Hoa tháng 3 - 4. Quả tháng 5 - 6.
Phân bố:
Việt Nam: Cây mọc trong trảng cây bụi, truông, rú thứ sinh,
rừng mưa mùa thứ sinh, ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai,
Sông Bé, Tây Ninh...
Thế giới: Đảo Andaman, Assam, Bangladesh, Campuchia, Trung
Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Đảo Nicobar, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ cứng, mịn, bền, ít bị mối mọt, dùng đóng đồ gỗ nhỏ và
trong xây dựng.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 205.