Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tai mèo
Tên Latin: Abroma angusta
Họ: Trôm Sterculiaceae
Bộ: Bông Malvales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TAI MÈO

TAI MÈO

Abroma augustum (L.) L.f., 1782

Abroma fastuosum Jacq., 1776

Theobroma augustum L., 1767

Họ: Trôm Sterculiaceae

Bộ: Bông Malvales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây nhỡ cao 1 - 3 m. Lá đa dạng, phiến lá hình trái xoan, dạng tim, chia thuỳ hay không, có khi hình trái xoan - thon, thường có răng, hơi có lông nhung, với lông hình sao hay không, ở mặt dưới có nhiều hơn, dài 10 - 20 cm, rộng 5 - 24 cm. Hoa màu tía, xếp 3 - 5 cái ở nách hay ở đầu cuối các nhánh có lá. Quả nang dạng màng, cao 4 cm, phía đỉnh cụt và rộng hơn ở gốc, với 5 góc có cánh, hầu như nhẵn, mở ở đỉnh, hạt rất nhiều, hình trứng ngược, dài 2 mm, hơi sần sùi.

Sinh học, sinh thái:  

Cây thường mọc ở các đồi cây bụi và các bãi ven suối trong rừng nhiều nơi. Cũng thường được trồng lấy sợi vỏ làm dây chống ẩm tốt. Ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào 5 - 6, có quả từ tháng 7 - 11.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Tây Ninh. Cây mọc tự nhiên rải rác trong rừng thưa.

Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Jawa, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Nepal, New Guinea, Đảo Nicobar, Philippines, Đảo Solomon, Sulawesi, Thái Lan.

Công dụng:

Lá non và lá bánh tẻ, tước bỏ gân cứng, vò kỹ, thái nhỏ dùng nấu canh; canh có vị nhớt, mùi thơm như rau bí. Nhân dân dùng vỏ rễ làm thuốc chữa bại liệt, lậu và điều kinh. Ở Trung Quốc rễ và lá dùng làm thuốc trị đòn ngã gãy xương, kinh nguyệt không đều và mụn nhọt sưng đỏ. Ở Ấn Độ, vỏ rễ dùng trị đau bụng kinh và dùng điều kinh ở các dạng sung huyết. Lá hãm uống chữa bệnh lậu với liều 2g dịch rễ tươi mỗi ngày, trộn với Hồ Tiêu, dùng làm thuốc lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 1087.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tai mèo

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này