NHÀU
NHÀU
Morinda citrifolia
L., 1753
Morinda ligulata
Blanco, 1845
Morinda macrophylla
Desf., 1829
Morinda mudia
Buch.- Ham., 1822
Morinda multiflora
Roxb., 1824
Morinda teysmanniana
Miq., 1857
Họ: Cà phê Rubiaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu
dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn hoặc nhọn tù ở
chóp, dài 12 - 30cm, rộng 6 - 15cm; bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành
dầu, đường kính 2 - 4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vànglục nhạt,
bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.
Sinh học, sinh thái:
Thường gặp mọc hoang ở nhiều nơi, cũng thường được trồng. Có thể thu
hái các bộ phận của cây quanh năm, rễ thường được sử dụng nhiều nhất, phơi hay sấy khô, các bộ
phận khác dùng tươi.
Phân bố:
Trong nước: Mọc ở hầu khắp các tỉnh ở độ cao
đưới 800m và cũng được trồng ở khắp nơi để lấy quả làm thuốc.
Nước ngoài: Loài của châu Á nhiệt đới và châu Úc, có phân bố
ở Trung Quốc, Ấn Độ.
Công dụng:
Rễ nhàu được dùng chữa cao huyết áp, chữa nhức
mỏi tay chân và đau lưng, sài, uốn ván. Nhân dân thường dùng rễ để nhuộm đỏ vải,
lụa. Lá nhàu dùng chữa lỵ, ỉa chảy, cảm sốt và nấu canh ăn cho bổ. Dùng ngoài
giã đắp làm lành vết thương, vết loét làm chóng lên da non. Dịch lá được dùng
đắp trị bệnh, viêm khớp gây đau nhức. Vỏ nấu nước dùng cho phụ nữ sau khi sinh
uống bổ, quả nhàu chấm với muối ăn làm rễ tiêu hóa, còn dùng làm thuốc điều
kinh, trị băng huyết, bạch đới. Quả nướng chín ăn chữa kiết lỵ, ho hen, cảm,
dùng tốt cho người bị bệnh đái đường và phù thũng. Liều dùng: Rễ cây 30 - 40g,
lá 8 - 10 g.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 862.