DÂY GẮM CHÙM TO
DÂY
GẮM CHÙM TO
Gnetum macrostachyum
Hook.f., 1888
Thoa macrostachya
(Hook.f.) Doweld, 2000
Họ:
Dây gắm Gnetaceae
Bộ:
Dây gắm Gnetales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo dài 10 -
30 cm, với nhánh có lỗ bì. Lá dai, hình trứg dài, dài 15 - 18 cm, rộng 6 - 8cm,
cuống dài 1cm, gân nổi rõ ở hai mặt. Nón đực đơn, dài 5 cm, nhị thò ra, có 2 ô
hình trứng dài. Nón cái đơn, dài 9 cm, lá noãn có lông, đầu có mỏ. Quả không
cuống, hình trứng, cỡ 2 x 1,2 cm, nâu bóng, khi chín màu đỏ, nằm xen trong đám
lông dài màu nâu.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc trong
rừng rậm ẩm, thường ở dọc bờ sông, trên đất sét - cát khá tốt, trên đất đỏ hay
đen, ở độ cao 200 - 900m. Ra hoa tháng 1 - 2, có quả tháng 2.
Phân bố:
Trong nước: Ở
nước ta cây mọc ở các tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai tới Bình Dương, Kiên Giang.
Nước ngoài:
Borneo, Campuchia, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, New Guinea, Sumatera, Thái Lan.
Công dụng:
Dây rất dai, chắc,
người dân miền núi dùng để làm thừng, chạc, làm dây nỏ. Quả ăn được và
Rễ và thân dây gắm được dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, Gout, sản
hậu gầy mòn, giải các chất độc (độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn...) cũng
dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn dùng chữa kinh nguyệt không đều.
Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn. Ở
Ấn Độ,
dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp; thân cây và rễ cây cũng được dùng làm
thuốc hạ nhiệt.
Mô tả loài:
Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.