Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Núc nác
Tên Latin: Oroxylum indicum
Họ: Đinh Bignoniaceae
Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NÚC NÁC

NÚC NÁC

Oroxylum indicum (L.) Kurz, 1877

Bignonia indica L., 1753

Calosanthes indica (L.) Blume, 1826

Hippoxylon indica (L.) Raf., 1838

Spathodea indica (L.) Pers., 1807

Họ: Đinh Bignoniaceae

Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây rụng lá mùa khô, thường chỉ cao 7 - 10 m, (15 - 20 m) Thân thẳng vỏ xù xì màu nâu vàng, thịt vỏ dày màu trắng vàng, thớ thô; lá kép lông chim 2 - 3 lấn, rất lớn, dài tới 2m, cuống chung phình to ở gốc. Lá chét rất nhiều và đa dạng kích thước rất khác nhau dài 5,5 - 13,5 cm rộng 3 - 6,5 cm, đầu có mũi lồi hay nhọn. Gốc tròn hoặc hơi hình tim. Gân bên 4 - 5 đôi. Hoa màu da cam đỏ mọc thành chùm dài tới 30 cm dựng đứng ở ngọn cây. Cuống chung mang nhiều vết sẹo của hoa rụng. Lá bắc rất nhỏ, cuống hoa dài 6 - 25mm. Cánh đài hình chuông trên chia 5 răng ngắn, dày nạc. Cánh tràng hình chuông, có 5 thùy chia làm 2 môi, phủ lông tơ. Nhị 5 chiếc dài gần bằng nhau và hơi thò ra ngoài. Đĩa mật nạc hình chén bầu hơi dài. Vòi mảnh, đầu xẻ đôi. Bầu chứa nhiều noãn xếp 4 hàng; quả nang rất lớn dài 30 - 90 cm rộng 5 - 9 cm, dẹt, có cạnh sắc ở mặt lưng. Hạt có cánh mỏng trong mờ, cả cánh dài 6 - 8 cm, rộng 3,5 - 4 cm.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh thường gặp ở ven rừng, ven đường, hoặc được gây trồng ở quanh nhà, quanh làng bản vùng Trung du. Cây tái sinh hạt rất tốt, thường mọc trên các nương rẫy cũ, cây ưa đất sâu ẩm thoát nước. Mùa hoa tháng 2 - 4 (trước khi ra lá). Mùa quả tháng 10 - 11.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc rất phổ biến gặp ở ven rừng, ven đường, hoặc được gây trồng ở quanh nhà, quanh làng bản vùng Trung du và còn được trồng làm cây nọc tiêu ở một số vùng thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Bàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda, Malaya, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ màu trắng vàng, mềm, thớ thô, dễ bị mối mọt có thể dùng làm diêm, làm củi và nguyên liệu giấy sợi. Quả non ăn được. Hạt làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, ho lâu ngày, viêm phế quản hoặc rắc lên mụn nhọt vỡ mà không liền miệng. Vỏ cây có nhiều Tanin.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 72.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Núc nác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này