NGÓT NGOẺO
NGÓT NGHẺO
Gloriosa superba
L.
1753
Eugone superba
(L.) Salisb., 1796
Methonica superba
(L.) Crantz, 1766
Methonica senegalensis
Poit., 1830
Họ: Tỏi độc Melanthiaceae
Bộ:
Hành Liliales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây sống lâu năm
do có
thân rễ phình lên thành củ nạc
mọc tập trung thành bụi dày, thân vươn dài, cuốn hay bò trên các cây khác. Thân
mềm, nhẵn bóng. Lá mọc cách,
mọc đối hay
mọc vòng, phiến lá gần như sát với cành và ở đỉnh kéo dài thành tua
cuốn giúp cây vươn lên cao. Hoa mọc đơn độc hay xếp sát nhau thành ngù giả ở
ngọn cành. Hoa lớn đẹp, rất hấp dẫn vì có dáng kỳ lạ. Bao hoa 6 mảnh lớn trải
rộng, hơi có cựa, khi nở có thể cong lại về phía cuống hoa để lộ toàn bộ phần
nhụy, nhị, hình giải, mép răn reo lượn sóng màu đỏ rất đẹp ở hai phần ba phía
đỉnh, còn phần dưới có màu vàng tươi. Màu sắc chuyển tiếp dần và rất hài hòa.
Nhị 6 chiếc, có chỉ nhị rất to, dài, bao phấn màu vàng tươi, đính lưng và lắc lư
rất duyên dáng. quả nang mở 3 mảnh, thuôn dài, nhiều hạt, khi chím màu đỏ tươi.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc hoang dại
ven biển, vùng đồi núi nước ta và được gây trồng rộng rãi làm cây thuốc và làm
cảnh. Hoa nở rải rác gần như quanh năm, thường tập trung vào mùa hè và mùa thu.
Tuy nhiên cây có chứa chất độc colchicin, superbine,
glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin
rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh.
Ngộ độc do ăn phải cây ngọt nghẹo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát
miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu
nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu,
thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3
tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc ở hầu khắp các khu rừng ven biển và rừng ngập mặn ở miền Trung đến miên Nam
bô nước ta. Ghi nhận loài này ở VQG Yokdon thuộc tỉnh Dak Lak.
Nước ngoài:
Bangladesh, Benin, Borneo, Botswana, Burkina, Burundi, Cabinda, Cambodia,
Cameroon, Laos, Malaya, Maldives, Mozambique, Myanmar, Nepal, Nigeria, Northern
Provinces, Pakistan, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Sri Lanka,
Sudan, Sulawesi, Sumatera, Tanzania, Thailand, Togo, Uganda, Vietnam, West
Himalaya, Zambia, Zaïre, Zimbabwe Bangladesh, Benin, Borneo, Botswana, Burkina,
Burundi, Cabinda, Campuchia, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Trung Nam
Trung Quốc, Congo, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Jawa, Kenya, Lào, Thái Lan, Togo, Uganda,
Zambia, Zaïre, Zimbabwe.
Công dụng:
Cây thường được
trồng bằng
thân rễ (gọi là củ nạc) hay hạt. Cây trồng khá phức tạp và dễ
ghép chiết. Cần bảo quản rễ mềm cho tốt và làm giàn che lúc còn non. Hiện nay
các nhà vườn còn tạo ra chủng: Gloripsa superba var. grandiflora.
Cho hoa lớn màu tươi, đậm hơn.
Tài liệu dẫn:
Cây cảnh, hoa Việt Nam - Trần Hợp - trang 60.