HỒNG
HỒNG
Diospyros kaki
L. f., 1782
Embryopteris kaki
(Thunb.) G.Don, 1837
Diospyros amara
Perr., 1825
Diospyros roxburghii
Carrière, 1872
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ: Thị Ebenales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây gỗ
trung bình, có thể cao 10 - 14 m, thường chia cành sớm, tán xòe rộng thành ô. Vỏ
màu xám, nứt dọc bong mảng. Cành nhỏ màu nâu sám, khi non hơi có lông. Lá đơn
mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, hình trứng hoặc bầu dục rộng, dài 6 - 18
cm, mặt trên lục sẫm, bóng, trên gân giữa có lông sau rụng. Hoa tạp tính cùng
gốc, mọc đơn độc hoặc thành xim ở nách lá phía đầu cành. Bao hoa hình chuông,
màu vàng nhạt, cánh đài lớn, tồn tại. ẩng tràng chia 4 thùy, bầu thường 4 ô,
thường có vách giá chia thành 8 ngăn. Hoa đực nhị nhiều (14 - 24) thường 16,
trong hoa lưỡng tính thường có 8 - 16 nhị, trong hoa cái chỉ có nhị thoái hóa.
Quả mọng, khi còn non màu lục, có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu dẹt,
khình trứng hoặc gần thành 4 cạnh, đường kính 3,5 - 8 cm, khi chín màu đỏ, màu
vàng tương hoặc màu nõn chuối (có khi màu đen). Hồng có rất nhiều giống khác
nhau.
Sinh học, sinh
thái:
Cây
ưa sáng, ưa đất tốt, ít chịu hạn, thích hợp với kiểu khí hậu có mùa đông. Trong
điều kiện trồng, tái sinh hạt và chồi đều rất tốt. Các nhà vườn nhân giống một
số chủng không có hạt nên việc tái sinh dựa vào thân rễ.
Phân
bố:
Trong
nước: Cây phân bố ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tĩnh, Lâm Đồng.
Nước
ngoài: Giới hạn phía Bắc tới 400 vĩ Bắc, rất phổ biến ở
Trung Quốc, Đài Loan
Công
dụng:
Gỗ có
vân, kết cấu mịn, không nứt nẻ, ít bị mục, khá bền chắc, có thể dùng điêu khắc,
đóng đồ dùng gia đình. Hồng là một cây có giá trị kinh tế cao. Quả có giá trị
dinh dưỡng cao, nhiều Vitamin C có thể ăn tươi hoặc chế biến thành hồng khô. ở
Trung Quốc người ta chế biến thành nhiều sản phẩm, chủ yếu là để xuất khẩu.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 172.