Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Su ổi
Tên Latin: Xylocarpus granatum
Họ: Xoan Meliaceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SU ỔI

SU ỔI

Xylocarpus granatum Koen., 1784

Amoora salomoniensis C.DC., 1886

Carapa carnuosula (Zoll. & Moritzi) Kurz, 1870

Carapa granatum (J.Koenig) Alston, H.Trimen, 1931

Họ: Xoan Meliaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 4 - 12m, đường kính 30 - 40cm. Vỏ thân màu đỏ xám nhạt, tán lá sum sê. Lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chung dài 15cm, nang 2 - 4 lá nhỏ mọc đối, dày trơn nhẵn, hình trái xoan, dài 8 - 11cm, rộng 4 - 5cm. Hoa màu trắng xếp thành xim, ở nách lá hay đầu cành, ít hoa. Cánh đài nhẵn, chía 4 thùy tròn, cánh tràng 4, hình bầu dục, nhị 8, chỉ đính thành ống, xẻ 8 răng, đĩa nạc, nhẵn, hơi xẻ răng, bầu nhẵn, vòi ngắn; quả nang hoá gỗ, hình cầu, đường kính 10 - 20cm nứt thành 4 mảnh, có 8 - 12 hạt. Hạt không có áo và phôi nhũ.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc ở rừng ngập mặn ven biển Bắc bộ và Nam bộ trên đất bồi phù sa hay phù xa cát sau khi đã được các loài cây tiên phong cố định, ít ngập, thủy triều và cũng sống được ở nước lợ, khả năng đâm chồi mạnh. Hoa tháng 10 - 11. Quả tháng 6 - 7.

Phân bố:

Trong nước: Cây phân bố hầu khắp các khu rừng ngập mặn, rừng ven biển ven biển Việt Nam.

Nước ngoài: Thái Lan, Mianma, Philippin, Indonesia, Ấn Độ, Srilanca, châu đại dương, Niughinia, Filgi, Tanzinia, Mangat.

Công dụng:

Gỗ màu hồng hay nâu xám, nặng, không có vân, bền ít bị mối mọt. Có thể dùng làm cột nhà, trụ mỏ. Vỏ hàm lượng tanin cao, dùng để nhuộm và thuộc da. Hạt chứa nhiều dầu.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 523.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Su ổi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này