Ô RÔ NƯỚC
Ô RÔ NƯỚC
Acanthus
ilicifolius
L., 1753
Dilivaria ilicifolia (L.) J.St.-Hil., 1805
Họ: Ô rô
Acanthaceae
Bộ: Hoa mõm sói
Scrophulariales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây
thảo cao 0,5 - 1,5 m, thân tròn màu xanh, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, sát
thân, hầu như không cuống, phiến, mép lượn sóng, có răng cưa không
đều và có gai
nhọn. Hoa
màu xanh lam hay trắng, xếp 4 dãy thành bông. Quả nang dạng bầu dục, màu nâu
bóng, có 4 hạt dẹp, có vỏ trắng trắng và xốp.
Sinh học, sinh thái:
Cây
mọc ở vùng ven sông, vùng biển nước lợ; gốc rễ ngập trong nước.
Chịu được mặn và phèn chua ở các kênh rạch miền
Đông, Tây nam bộ Mùa hoa quả
tháng 10 - 11.
Phân bố:
Trong nước:
Ở nước ta, cây mọc ven biển, có khi cả trong đất liền, ven sông suối ở Hoà Bình,
Ninh Bình và hầu khắp các tỉnh miền Tây nam bộ.
Nước
ngoài: Loài
của Australia, Ấn Độ, Trung Quốc (đảo Hải Nam),
Srilanca, Thái Lan.
Công dụng:
Toàn
cây thường được dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho
đườm, hen suyễn. Rễ, lá còn được dùng trị thuỷ thũng, đái buốt, đái dắt và
chữa thấp khớp. Ở Cà Mau, nhân dân dùng đọt cây Ô rô nấu nước với quả hay lá cây
quao để tri đau gan. Lá và rễ cũng được dùng
để ăn trầu, đánh cho nước trong và
cũng dùng chữa bệnh đường ruột. Ở
Trung Quốc, rễ cây được dùng trị viêm gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch
huyết, hen suyễn, đau dạ dày và u ác tính.
Tài liệu dẫn: Cây
cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi, Trần Hợp - trang 205