Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thị
Tên Latin: Diospyros decandra
Họ: Thị Ebenaceae
Bộ: Thị Ebenales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THỊ

THỊ

Diospyros decandra Lour., 1790

Diospyros packmannii C.B.Clarke, 1882

Họ: Thị Ebenaceae

Bộ: Thị Ebenales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 10 - 15 m, thân tròn khá thẳng, màu vàng đen, phân cành nhiều, dài, tán lá thưa. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan ngược - thuôn, đầu có mũi tù, gốc hơi thon dần, có 2 mặt như nhau, trên mặt có lá nhiều lông vàng, gân bên hình mạng nổi rõ cả 2 mặt. Cuống lá ngắn có lông. Hoa màu trắng, hoa tạp tính hợp thành xim, các hoa sinh sản ở giữa, các hoa không sinh sản ở bên, tất cả đều phủ nhiều lông nhung. Hoa đực có ống đài ngắn. Hoa cái, bầu có 2 vòi nhụy xẻ đôi. Hoa đực họp thành xim ngắn ở nách lá. Hoa cái mọc đơn độc màu trắng. Quả lớn, hình cầu dẹt, đường kính 3 - 6 cm, khi còn non màu xanh, phủ đầy lông, khi chín nhẵn, màu vàng, có mùi thơm. Đài tồn tại xẻ 4 thùy, phủ lông và không gập xuống. Hạt hình thận, hơi dẹt, rắn.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong các khu rừng thường xanh còn tốt, cây ưa sáng, ưa đất tốt có mùn, ít chịu hạn và được trồng nhiều trong các làng bản miến Bắc, nhất là đồng bằng Bắc bộ. Quả ăn được, thịt nhiều xơ, vị nhạt, màu vàng nhạt. Hạt cứng, dài 3cm. Mùa hoa tháng 4. Mùa quả chín tháng 8 - 9.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc và trồng hầu khắp ở các tỉnh từ Bắc đến Nam.

Nước ngoài: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ màu trắng, thớ mịn, nhẹ, thường được dùng để khắc dấu, điêu khắc, làm guốc, dễ gia công chế biến, không nứt nẻ và cong vênh.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 168.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thị

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này