BẮT RUỒI ẤN ĐỘ
BẮT
RUỒI ẤN ĐỘ
Drosera indica
L., 1753
Drosera hexagynia
Blanco, 1837
Drosera makinoi
Masam.,
1935
Drosera metziana
Gand., 1913
Drosera minor
Schumach. & Thonn., 1827
Họ:
Bắt ruồi Droseraceae
Bộ:
Nắp ấm Nepenthales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thân thảo,
nhỏ, thân cao từ 5 đến 20 cm, lá mọc cách, lá nhỏ, dài từ 2 - 4 cm, đầu lá có
nhiều lông tơ nhỏ, chót lông phình to, màu nâu đậm. Trên mỗi
đỉnh lông có chất dịch dính, màu trắng để bắt các
loài côn trùng. Khi dính phải chất dịch nhày này các loài côn
trùng bị dính chặt và không thoát ra được. Hoa mọc thành chùm ở ngọn, hoa
màu hồng sau chuyển thành màu trắng, hoa có 5 cánh, lá đài 5 chiếc, nhụy hoa 5
chiếc, noãn một buồng. Quả nhỏ, mang nhiều hạt màu đen khi chín.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa ẩm, mọc ở
các khu vực đầm lầy, ngập nước và cả ở những khu vực đất xấu có độ phèn cao và
mọc trên các đám sình lầy, mọc cùng với các loại cỏ khác. Đây là loài có khả
năng bắt các loài côn trùng bằng chất nhựa dính để sử dụng như một nguồn dinh
dưỡng bố sung. Do vậy chúng có thể sống được ở nhiều khu vức đất xấu, cằn cổi và
độ pH cao.
Phân bố:
Trong nước: Tây
Ninh trong các khu rừng thuộc dãy núi nhỏ ở quanh hồ Dầu Tiếng.
Nước ngoài:
Bangladesh, Benin, Borneo, Burkina, Campuchia, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi,
Tchad, Đông Nam Trung Quốc, Congo, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea,
Guinea-Bissau, Hải Nam, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nhật Bản, Jawa, Kenya, Lào, Đảo
Sunda Nhỏ, Liberia, Madagascar, Malaya, Mali, Mozambique, Myanmar, Namibia, New
Guinea, Niger, Nigeria, Các tỉnh phía Bắc, Philippines, Senegal, Sierra Leone,
Sri Lanka, Sudan, Sulawesi, Sumatera, Đài Loan, Tanzania , Thái Lan, Togo,
Uganda.
Công dụng:
Cây được trồng
làm cảnh ở nhiều nơi vì có kiểu dáng lạ và khả năng bắt các loài côn trùng. làm
công cụ để cho sinh viên, học sinh tìm hiểu về sinh thái loài.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.