MĂNG CỤT
MĂNG CỤT
Garcinia
mangostana
L., 1753
Mangostana garcinia
Gaertn., 1790
Ho: Bứa Clusiaceae
Bộ: Chè Theales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ, cao 8 - 10m, đường kính 25 - 35cm.
Chia cành thấp, vỏ có nhưa mủ vàng. Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn nhọn dày về phía
đầu, cuống thô. Hoa tạp tính. Cụm hoa đực 3 - 9 hoa, có lá bắc, cánh đài và cánh
tràng 4, nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa lưỡng tính, cánh đài và cánh
tràng 4, nhị đực 16 - 17, bầu 5 - 8 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả màu tím có đài
tồn tại. Hạt có lớp áo, màu trắng bao bọc thành những múi không đều thường chỉ
có 1 - 2 múi có hạt, còn lại bị lép.
Sinh học, sinh thái:
Cây thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt
độ luôn trên 200C, lượng mưa 1.200mm. Măng cụt ưa đất tươi xốp, ẩm nhưng thoát
nước, giàu dinh dưỡng. Cây trồng rất phổ biến ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương,
Bình Phước và Đồng Nai để lấy quả ăn. Mùa hoa tháng 1 - 2 - 3. Mùa quả tháng 5 -
6 - 7.
Phân bố:
Trong nước: Cây phân bố ở vùng nhiệt đới
Đông Nam Á và được trồng ở hầu khắp các tỉnh tây Nguyên và miền Đông, Tây nam bộ.
Nước ngoài: Borneo, Malaya, Bangladesh,
Campuchia, Myanmar, Philippines, Thái Lan
Công dụng:
Gỗ không tốt chỉ được dùng trong các công
dụng địa phương. Quả rất ngon và cho giá trị kinh tế cao, vỏ quả dùng làm thuốc,
chữa ỉa chảy, tháo dạ.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 105.