CHUỐI CON CHỒNG
CHUỐI CON CHỒNG
Uvaria grandiflora
Roxb. ex Hornem, 1819
Guatteria
macrantha
C.Presl, 1835
Unona
grandiflora
Lesch. ex DC., 1824
Uva
grandiflora
(Lesch. ex DC.) Kuntze, 1891
Uvaria
cardinalis
Elmer, 1913
Họ: Na Annonaceae
Bộ:
Na Annonales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo thân gỗ,
dài 8 - 10 m. Cành non có lông tơ màu vàng nâu, lá thuôn hình trứng ngược, cỡ
(11)13 - 19(24) x (3)5 - 7(10) cm, chóp lá có mũi ngắn, gốc tròn, hoặc hơi hình
tim; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rậm; gân bên khoảng 13 - 20 đôi, rõ ở mặt
dưới; cuống lá dài 4 - 5 mm. Hoa thường mọc đơn độc, cuống hoa dài 1 - 2 cm, có
2 lá bắc dạng lá lớn (cỡ 2,5 - 3,5 x 2 - 3 cm), Đài bao kín nụ hoa, lá
dài mỏng, hình trái xoan hay hình tròn, đường kính 2 cm, mặt ngoài có lông ngắn.
Cánh hoa rời, màu đỏ tía, hình trái xoan, cỡ 3 - 4 x 2 cm, cả 2 mặt đều có lông.
Nhị dài 6 - 7 mm, đôi khi có lông ở mép bao phấn; mào trung đới hình lưỡi, rất
nhỏ. Noãn 20 - 30, Đế hoa lồi hình bán cầu, đôi khi hơi lõm ở đỉnh. Phân quả
hình trụ, dài 4 - 6cm, rộng 1 - 1,5 cm, có lông tơ màu vàng nâu; cuống phân quả
dài 1 - 2 cm; vỏ quả dày (tới 1 - 2 mm). Hạt màu vàng hơi nâu, nhẵn.
Sinh học, sinh
thái:
Cây ra hoa tháng
4 -
6, có quả tháng 8 -
9. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, thứ sinh, ở độ cao dưới 300m.
Phân bố:
Trong nước: Thanh
Hóa, Quảng Bình (Bố Trạch, Ba Rền), Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế (Phú Lộc, Sông Hai
Nhánh), Đà Nẵng (Tourane), Quảng Nam (Cù
Lao Chàm), Khánh Hòa (Hòn Tre), Đồng Nai (Khu BTTN Vĩnh Cửu, Vườn quốc gia Cát
Tiên).
Nước ngoài:
Borneo, Campuchia, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Jawa, Lào, Malaya, Myanmar, New
Guinea, Philippines, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan
Ghi chú:
Một số tác giả,
chẳng hạn như Sinclair (1955) và Y. Tsiang & P. T. Li (1979) khi coi Uvaria
grandiflora là tên chính thức của Taxon này đã trích dẫn sai tài liệu gốc.
Theo Sinclair, và Y. Tsiang & P. T. Li, tên gọi Uvaria grandiflora được
công bố vào năm 1824 trong cuốn "Flora Indica" ở trang 665.
Trên thực tế cuốn
Flora Indica (1824) chỉ có 558 trang và tên gọi trên hoàn toàn không được nhắc
đến; nó chỉ được nhắc trong lần xuất bản thứ 2 cuốn Flora Indica, phát hành vào
năm 1832 và lại ở đúng trang 665. Cũng có nhiều tác giả khác, trong đó có cả
Backer & Bakhuizen f. (1965), vẫn coi Uvaria purpurea là tên chính
thức của Taxon này.
Tài liệu dẫn:
Thực vật chí Việt Nam - Nguyễn Tiến Bân - tập 1 - trang 59.