ĐỊA LIỀN
ĐỊA LIỀN
Kaempferia galanga
L., 1753
Alpinia
sessilis
J.Koenig, 1783
Kaempferia
latifolia
Donn ex Hornem., 1813
Kaempferia
marginata
Carey ex Roscoe, 1824
Kaempferia
plantaginifolia
Salisb., 1812
Họ:
Gừng Zingiberaceae
Bộ:Gừng
Zingiberales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thân thảo
sống lâu năm, thân rễ hình trứng, gồm nhiều củ nhỏ, trụi lá vào mùa khô và chỉ
xuất hiện đầu mùa mưa hàng năm.
Lá đơn, thường 2 lá (ít khi 3) lá mọc xòe sát mặt đất. Phiến lá hình bầu dục,
dài 8 - 9 cm, rộng 6 - 7 cm, ngọn lá nhọn, gốc thuôn; mặt trên gần như nhẵn, màu
xanh lục sậm; mặt dưới nhiều lông mịn và dài, màu trắng xanh, vùng ngọn màu đỏ
tía; mép lá nguyên, hơi gợn sóng, viền trắng hay đỏ tía; gân lá song song, cong
về phía ngọn lá, gân giữa to, lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới. Bẹ lá dài 2,5 - 3
cm, rộng 1,5 - 2 cm, hình lòng máng, dày, phía gốc màu trắng, phía trên màu xanh
lục nhạt, nhiều gân dọc song song, ôm chặt nhau thành một thân giả cứng cao 1,5
cm. Lưỡi nhỏ dạng màng mỏng, màu trắng có rìa nâu, cao 1 - 2 mm.
Hoa màu trắng, có 2 cánh màu tím đậm, không cuống mọc ở nách lá. Toàn cây nhất
là phần thân rễ có mùi thơm nồng.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc rải rác ở
vùng núi thấp và mọc tương đối tập trung thành đám lớn ở những rừng khộp họ Dầu
Dipterocarpaceae. Cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc.
Trồng bằng thân rễ vào mùa Đông - Xuân. Thu. Cây ưa bóng, có khả năng chịu hạn
tốt. Hoa tháng 4 - 6.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc hoang ở nhiều nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và được trồng làm
cảnh, lấy củ làm thuốc
Nước ngoài: Cây
của châu Á nhiệt đới Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia.
Công dụng:
Loài thực vật
thuộc họ Gừng Zingiberaceae này thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng
lạnh đau, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy,
hoắc loạn và trị ho gà. Người dân lấy thân rễ vào mùa khô về rửa sạch, thái
phiến mỏng, phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và mất mùi. Do củ có tinh
dầu nên dễ bảo quản, ít bị mốc mọt.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 472.