Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chuối cô đơn
Tên Latin: Ensete glaucum
Họ: Chuối Musaceae
Bộ: Chuối Musales 
Lớp (nhóm): Cây cảnh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHUỐI CÔ ĐƠN

CHUỐI CÔ ĐƠN

Ensete glaucum (Roxb.) Cheesman, 1948

Musa glauca Roxb., 1820

Họ: Chuối Musaceae

Bộ: Chuối Muscales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo một năm, thân giả, mọc đơn độc, không đẻ nhánh. Cây có chiều cao từ 3 - 4 m, gốc phình ra rất to. Lá thuôn, có phiến to như các loài chuối khác dài đến 1,5 m màu xanh có mốc. Cụm hoa trên một cuống chung mọc nghiêng xuống dài từ 50 đến 1 m, lá bắc dạng mo hình bầu dục, xếp chồng lên nhau thành một bắp thuôn, dài màu xanh và không rụng. Nải hai hàng, hoa nhiều hoa nải đầu cái, nải sau thường là đực. Quả thuôn, dài, to 10 - 12 x 3,5 cm. có nhiều hạt, hạt to khoảng 1 cm, hạt có màu đen tuyền, có rốn lõm sâu.

Sinh học, sinh thái:

Mọc gần bờ nước hoạc các khu vực ẩm ướt, khe suối trong các khu rừng thường xanh còn tốt. cây ưa bóng dưới tán các loại cây gỗ lớn, ít chịu hạn, không thấy tái sinh chồi mà chỉ tái sinh hạt. Tỷ lệ nảy mầm tái sinh hạt khá thấp.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc đơn độc ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam Ninh và một số tỉnh phía Bắc, đến Lâm Đồng, Dark Nông, Bình Phước. Cây được trồng bằng hạt , không phân nhánh cho đến lúc chết nên được đặt tên là Chuối cô đơn.

Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Myanmar, New Guinea, Philippines, Sumatera, Đài Loan, Thái Lan

Công dụng:

Cây có thể trồng làm cảnh rất đẹp vì hoa dài, màu xanh, hạt dùng trị một số bệnh giun sán. Chữa phù ở phụ nữ có thai, sưng đau ở chân (thân cây); mẩn ngứa, mụn nhọt (cả cây cùng với cuống lá và cụm hoa).

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chuối cô đơn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này