Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mãng cầu
Tên Latin: Annona squamosa
Họ: Na Annonaceae
Bộ: Na Annonales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Mãng cầu

MÃNG CẦU

Annona squamosa L.,1753

Xylopia frutescens Sieber ex C.Presl, 1828

Xylopicron glabrum (L.) Crantz, 1766

Họ: Na Annonaceae

Bộ: Na Annonales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây cao 2 - 8m; vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6 - 7 đôi gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2 - 3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7 - 10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. thịt quả trắng; hạt đen có vỏ cứng.

Sinh học, sinh thái:

Cây chịu lạnh kém; ở khí hậu nóng ẩm và độ cao dưới 1.200m, chịu được hạn và cần thời tiết khô ráo lúc ra hoa, đến đầu mùa mưa ra quả. Cần đất thoáng, thoát nước và hơi chua (pH 5,5 - 6,5).

Phân bố:

Cây có nguồn gốc ở quần đảo Ăngti nhỏ (châu Mỹ), được đưa vào trồng ở các nước nhiệt đới châu Á. Ở nước ta, Mãng cầu được trồng nhiều và đã thuần hoá.

Công dụng:

Thịt quả Na mềm và thơm, ngọt; ngon nhất là Mãng cầu dai khi chín quả không bở nứt, vỏ vẫn bọc lấy quả, ít hạt. Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protein và cũng chứa vitamin C. Quả na ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đườm, được dùng trị lỵ, tiết tinh, đái tháo và bệnh tiêu khát.

Quả Mãng cầu xanh làm săn da, tiêu sưng, được dùng trị lỵ và ỉa chảy. Quả Mãng cầu  điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt Mãng cầu chứa 38,5 - 42% dầu, trong đó có các acid béo (acid myrictic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Hạt có chất độc nên được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận.

Lá Mãng cầu chứa một alcaloid vô định hình, không có glucosid; lá xanh chứa 0,08% dầu. Người ta dùng lá na non làm gia vị (ăn với thịt vịt). Lá Na già dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy và ghẻ.

Rễ và vỏ cây cũng như lá đều chứa acid hydrocyanic; vỏ cũng chứa anonain. Người ta dùng rễ và vỏ na trị ỉa chảy và trục giun. Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị xích lỵ cấp tính; còn dùng trị trẻ em lòi dom; quả dùng trị u ác tính. Thái Lan, lá tươi và rễ dùng trị chấy, mụn nhọt, nấm tóc và lang ben. Ở Ấn Độ rễ được dùng gây xổ; hạt, quả và lá dùng diệt côn trùng, thuốc cá, diệt chấy; hạt kích thích và gây sẩy thai.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp - trang 302.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mãng cầu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này