THÍCH LÁ QUẠT
THÍCH LÁ QUẠT
Acer flabellatum
Rehder, 1905
Acer heptalobum
Diels, 1931
Acer heptaphlebium
Gagnep., 1949
Acer taiwanense
Yamam., 1933
Họ: Thích Aceraceae
Bộ: Bồ hòn Sapindales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ trung bình, cao
10 - 15 m, đường kính 20 - 25 cm tán thưa, lá non màu xanh lục pha hồng rụng vào
mùa khô; cành non mập, mềm đường kính 4 mm. Vỏ màu nâu hay nâu sẫm. Lá đơn, mỏng,
lá mọc đối, hình gần tròn,
đường kính 12 - 15 cm, thường xẻ chân vịt thành 7 thuỳ, gốc hình tim sâu, ba thuỳ
giữa lớn gần bằng nhau dài 9 - 14 cm, rộng 3 - 4 cm; hai thuỳ ngoài còn kèm 2 thuỳ
nhỏ, dài 3 - 4 cm. Phiến lá cứng, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mềm trên
các gân và chùm lông ở nách lá,
mép lá có răng cưa không
đều, gân gốc 7 chiếc, mỗi chiếc có 6 - 7 đôi gân bên, nổi rõ cả 2 mặt, lúc non
có ít lông mềm dài; Cuống lá dài 7 cm, lúc non có lông mềm, khi già nhẵn.
Cụm hoa chuỳ dạng ngù,
khi nở dài 8 cm, cuống chung dài 3 cm. Hoa đực và hoa lưỡng tính không lông; hoa
đực nhiều; màu lục vàng; cánh dài và cánh tràng đều 5 chiếc, hình tam giác lòng
máng. Nhị 5, đỉnh phía trong đĩa,
chỉ nhị ngắn, bao phấn xếp đứng,
bầu 2 ô. Cụm quả rủ xuống, quả
xếp gần như đối đầu, mỗi bên dài 3 - 3,5 cm, rộng 9 - 10 mm, phần hữu thụ mang Hạt
hình trứng dài 8 mm, cánh quả dài 2,2 cm, mỏng, có gân, đỉnh cánh rộng gần 1 cm,
khi mới chín màu đỏ sau đó chuyển thành màu vàng nâu.
Sinh thái:
Cây trung tính, lúc nhỏ
là
loài cây chịu bóng, cây
thường mọc rải rác trong rừng, xen lẫn với các loài lá rộng khác; cây ưa đất
vàng hay đất alit mùn nhiều, ẩm, thoát nước.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc trong
rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới đến á nhiệt đới, ờ độ cao 900 - 1200m (so với
mặt biển) thuộc các tỉnh Vĩnh Phú, Lâm Đồng.
Nước ngoài: Trung Quốc,
Lào, Myanmar.
Công dụng:
Gỗ tương đối tốt dùng
nhiều trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình; cũng dùng đóng tàu thuyền, làm cầu
cống, nông cụ. Hạt ép lấy dầu dùng cho công nghiệp nhẹ. Vỏ cây chứa tanin. Cây
có dáng đẹp, mùa đông lá biến thành đỏ bầm trước khi rụng hàng loạt, có thể
trồng làm cảnh ở những vùng núi.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế -
Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh -
trang 15.