BAN
BAN NHẬT
Hypericum japonicum
Thumb.
Ho: Bứa Clusiaceae
Bộ: Chè Theales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thân thảo nhỏ, cao 30 - 40cm. Thân phân nhánh
nhiều;
lá mọc đối, không cuống.
Nhiều lá có những điểm tuyến trong mờ. Hoa nhỏ màu vàng, mọc riêng lẻ ở ngọn
cành. Quả nang hình trứng. Hạt rất nhỏ có vạch dọc.
Sinh học, sinh thái:
Loài này mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
châu Á. Cây ưa những nơi đất ẩm, trên
các thửa ruộng đã hết nước, hơi ẩm ướt. Hoa tháng 4 - 6,
quả tháng 8 - 10.
Tái sinh hạt tốt
Phân bố:
Hầu khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam và thường gặp ở Trung bộ
cho đến cao nguyên Lâm Viên - Lâm Đồng
Công dụng:
Ở Trung Quốc, người ta thường dùng trị: Viêm
gan cấp tính và mạn, giai đoạn sớm của sơ gan cổ trướng. Viêm màng tiếp hợp cấp,
viêm amygdal. Viêm ruột thừa. Dùng 15 - 60g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt
đinh, viêm mủ da, ecpet mọc vòng, rắn cắn, đỉa cắn, đòn ngã tổn thương. Dùng cây
tươi với lượng cần thiết giã nát đắp tại chỗ.
Ở nước ta cây dùng trị bệnh sởi, còn dùng để
điều trị bệnh sâu răng, hôi mồm, rắn cắn, hoàng đản, chữa tiêu hóa kém, đầy bụng
chữa ho vv ở nhiều nơi cây được dùng để điều trị các vết thương. Cây có tác dụng
kháng sinh tốt, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn (tụ cầu đã kháng sinh.
Bacillus anthracis, tụ cầu 209P, megatherium, Bacillus subtilis).
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 68.