MỘC HOA TRẮNG
MỨC
HOA TRẮNG
Holarrhena pubescens
(Buck.-Ham.) Wall ex G.Don, 1837
Chonemorpha pubescens
(Wall. ex G.Don) G.Don, 1839
Echites pubescens
Buch.- Ham., 1822
Elytropus pubescens
(Wall. ex G.Don) Miers, 1878
Holarrhena antidysenterica
var. pubescens (Wall. ex G.Don) J.L.Stewart & Brandis, 1874
Họ:
Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình,
cao trung bình 10 - 12 m, phân cành nhiều. Cành non nhẵn hoặc phủ lông màu nâu
đỏ và có nhiều lỗ bì màu nâu trắng. Sẹo lá dụng khá rõ. Vỏ thân màu trắng xám
xanh, mỏng, mềm, thịt vỏ màu trắng. Toàn thân có nhựa mủ màu trắng. Lá đơn mọc
đối. Phiến lá dài 6 - 27 cm, rộng 4 - 12 cm, nguyên hình bầu dục trái xoan hoặc
hình trứng trái xoan, đầu nhọn dần hoặc tù, gốc nhọn hoặc tròn. Mặt dưới lá có
lông ngắn hoặc lông tơ. Gân lá lông chim, gân bên 7 - 13 đôi, cong về phía trên.
Cuống lá dài 1 - 5 mm. Cụm hoa xim ở đầu cành. Hoa màu trắng có mùi thơm, hoa có
cuống ngắn, dài 6 - 12 mm. Cánh đài 5, dài 2,5 - 3 mm, có lông lông ở mặt lưng.
Cánh tràng hợp thành ống, ngắn, dài 1cm, màu trắng, có 5 thùy hình trái xoan,
đầu tròn. Nhị 5 chiếc đính ở gần ống tràng. Chỉ nhị ngắn, bao phấn dài 1,5mm.
Bầu không có lông, 2 lá noãn rời. Quả hai đại, màu nâu có vân dọc, dài 10 - 30
cm, rộng 5 - 8 mm, đầu nhọc. Hạt nhiều, hình trái xoan, dài 10 - 20 mm, rộng 2 -
2,5 mm, màu nân nhạt. Hạt có mào, lông màu hung nhạt, dài 4 - 4,5 cm.
Sinh học, sinh thái:
Cây ưa sáng,
thường gặp ở ven rừng, ven đường trong các rừng thưa, sinh trưởng nhanh tái sinh
hạt dễ ràng, khả năng đâm chồi mạnh. Mùa hoa tháng 3 - 6. Mùa quả tháng 6 - 12
Phân bố:
Trong nước: Cây
phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh phía Bắc, Kontum, Gia Lai và Lâm Đồng.
Nước ngoài:
Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Ấn Độ, Kenya, Lào, Malawi,
Mozambique, Myanmar, Nepal, Pakistan, Tanzania, Thái Lan, Việt Nam, Tây
Himalaya, Zambia, Zaïre, Zimbabwe.
Công dụng:
Gỗ màu trắng vàng,
mềm, thớ mềm, nên có thể dùng để tiện, khắc, làm mô hình, làm guốc. Vỏ cây dùng
làm thuốc. Chữa kiết lị, giảm nhiệt. Hạt làm thuốc bổ thận.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế
- Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 52.