MẠ SƯA LÁ TRỨNG
MẠ SƯA LÁ TRỨNG
Helicia obovatifolia Merr. et
Chun, 1940
Helicia obovatifolia
var. mixta
(H.L.Li) Sleumer, 1968
Họ: Chẹo
thui Proteaceae
Bộ: Chẹo
thui Proteales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thường xanh, cao 20m, đường kính 40cm. Cành con
phủ dày
lông nhung ngắn màu nâu gạch. Vỏ màu nâu đen xám nhẵn, không bong, thịt vỏ nâu
vàng, dính với tai thùy của gỗ. Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược, dài 5 - 14cm, rộng 3 -
8cm, đầu tròn rộng, gốc hình nêm, mép lá từ giữa trở lên phía trên có răng tù,
hai mặt bên đều có răng mềm rạng phấn màu nâu gạch. Cụm
hoa chùm ra ở nách lá, dài 5 - 7cm, phủ dày lông nhung
màu nâu. Thùy đài hình dải lúc nở cuộn về phía lưng. Nhị dưới có 4 tuyến. Bầu
không cuống 1 ô, 2 noãn.
Sinh
học, sinh thái:
Cây trung tính
thiên về chịu bóng, ưa hoàn cảnh lập địa có
đất ẩm, tầng dày, màu mỡ, ẩm, thoát nước, địa hình thung lũng, chân núi hay sườn
núi thoải,
tái sinh hạt tương đối tốt.
Hoa tháng 7 - 8. Quả tháng 11 - 12.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới,
rừng mưa mùa thường xanh nhiệt đới và rừng mưa thung lũng nhiệt đới các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm
Đồng (Langbiang).
Nước ngoài: Trung Quốc, Hải Nam.
Công dụng:
Gỗ có dác lõi hơi rõ, lõi nhỏ chiếm 3/10 đường kính, màu
nâu, thớ thẳng, kết cấu mịn vừa, chất gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,68 - 0,72, dễ
gia công, sau khi khô ít nẻ, dễ biến dạng, dùng làm cột, đòn tay, cửa. Nông cụ,
đóng đồ dùng gia đình.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 621.