RAU BÉP
RAU BÉP CÂY
Gnetum gnemon
L., 1767
Họ:
Dây gắm Gnetaceae
Bộ:
Dây gắm Gnetales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây nhỏ cao 2 - 3
m. lá rộng 2 - 6 cm, thuôn, có
mép lá thường song song. Cụm hoa thờng ngắn, gồm những vòng sít nhau.
Hoa cái không sinh sản ở những cụm hoa đực
thoái hoá thành dạng mỏ nhọn. Quả gần hình cầu, cỡ 1,4 x 0,9 cm, có hạt, có mũi
cứng ngắn ở đầu, có lông nhung, quả màu xanh, khi chín chuyển thành màu đỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc trong
rừng rậm ẩm, trên đất sét - đá hay hoa cương tốt ở độ cao từ 600 đến 1.000m,
dưới tán rừng thường xanh còn tốt. Ra hoa vào tháng 3, có quả tháng 5 - 7.
Phân bố:
Trong nước: Loài
này mọc ở độ cao 200 tới 1.000 m Quảng Nam, Đắc Lắc, Đắc Nông, Khánh Hoà và ở
Lâm Đồng, Đồng Nai.
Nước ngoài:
Borneo, Đảo Caroline, Trung Nam Trung Quốc, Fiji, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku,
Myanmar, New Guinea, Đảo Nicobar, Philippines, Queensland, Đảo Santa Cruz, Đảo
Solomon, Sulawesi, Thái Lan, Tây Tạng, Vanuatu.
Công dụng:
Thành phần của
rau bép gồm 100g hạt (70 - 80 hạt) chứa nước 30g, protein 11g, lipid 1,7g
carbohydrat 50g, tro 1,7g. Lá giàu protein, chất khoáng và vitamin A & C. Lá non
của G. gnemon var tenerum có tác dụng bổ dưỡng tốt. Cứ 100g có nước 75,1g,
protein 6,6g, lipid 1,2g, carbohydra 9,1g, xơ 6,8g, tro 1,3g, phosphor 224mg,
calcium 151mg, sắt 2,5mg và vitamin A.
Lá non, cụm hoa,
quả non và quả chín đều ăn được. Lá rau bép khi còn non, mỏng và mềm, màu lục
nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon, có thể so sánh với
Rau sắng chùa hương. Hạt rang lên ăn bùi
như Lạc (đậu phộng). Ăn rau bép không có ảnh hưởng gì xấu đến cơ thể.
Có thể
nấu với thịt ăn cũng ngon. Vỏ cây có sợi rất dai, chịu được nước biển, nên được
dùng làm lưới đánh cá.
Tài liệu dẫn:
Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ Văn Chi, Trần Hợp - Trang 52.