Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sói nhật
Tên Latin: Clorathus japonicus
Họ: Hoa sói Chloranthaceae
Bộ: Hoa sói Chloranthales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SÓI NHẬT

SÓI NHẬT

Chloranthus serratus (Thunb.) Roem. & Schult., 1818

Nigrina serrata Thunb., 1815

Tricercandra japonica (Siebold) Nakai, 1930

Họ: Hoa sói Chloranthaceae

Bộ: Hoa sói Chloranthales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống hàng năm, chiều cao mỗi cây từ 30 đến 40 cm.Thân mảnh, mọc đứng, mặt thân nhẵn, không phân nhánh. Lá mọc vòng gồm 4 lá, phiến lá có dạng hình bầu dục, gốc lá có dạng hình tròn hoặc hơi thuôn. Đầu lá nhọn, trên mép lá có khía các răng đều nhau. Hai mặt của lá nhẵn. Cuống lá ngắn. Lá mọc đối, dạng chân vịt. Cụm hoa mọc thành từng bông ở ngọn thân tạo thành những bông thẳng đứng. Mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa có màu vàng, mùi thơm. Nhị 3, bầu 1 ô. Quả có dạng hạch kích thước nhỏ, hình quả lê.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trong các khu rừng thường xanh núi cao từ 800 đến 2.000 m hoặc dưới tán rừng lá kim. Cây ưa ẩm, có khả năng chịu được bóng, chịu được nhiều loại đất và địa hình khác nhau. Tái sinh hạt và chồi đều tốt. Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.

Phân bố:

Trong nước: Cây được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc vùng núi của nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quốc. Tại các tỉnh phía Nam, Sói Nhật mới được tìm thấy ở các vùng như Đà Lạt, Ngọc Linh.

Nước ngoài: Loài Sói Nhật phân bố gốc ở vùng Đông Á, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc.

Công dụng:

Người dân Trung Quốc còn sử dụng cây dùng để chữa bế kinh, phong thấp, mụn nhọt với liều dùng được khuyến cáo là 1,5 đến 3,0g. Đem sắc lấy nước hoặc ngâm với rượu để uống. Có thể sử dụng 3 - 5 lá Sói Nhật, thêm một ít hùng hoàng, đem giã nát để chữa rắn cắn.

Sử dụng cả cây Sói Nhật sắc lấy nước, sau đó rửa để chữa ngứa. Theo tài liệu Trung Quốc, Sói nhật là loài cây có độc do đó khi dùng cần thận trọng. Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phạm Văn Thế, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sói nhật

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này